Mỹ đã nhập khẩu dầu thô từ 80 quốc gia vào các nhà máy lọc dầu của mình.
Trong 30 năm qua, Mỹ đã nhập khẩu hơn 91 tỷ thùng dầu từ nhiều nguồn khác nhau.
EIA đã bắt đầu theo dõi sát việc nhập khẩu dầu của Mỹ vào năm 1986, có nghĩa là hiện nay có một lượng lớn số liệu lịch sử. Từ năm 1986 đến năm 2016, Mỹ đã nhập khẩu 91,2 tỷ thùng dầu thô.
Tổng cộng, EIA liệt kê 80 quốc gia khác nhau mà Mỹ đã nhập dầu thô.
Mười quốc gia hàng đầu được liệt kê dưới đây theo khối lượng. Mười nước này chiếm 86 phần trăm tổng lượng dầu nhập khẩu trong ba mươi năm qua.
Nguồn: EnerCom Analytics
Mỹ đã mua 17,3 tỷ thùng từ Canada
Canada đã cung cấp nhiều dầu nhất cho Mỹ - tổng cộng là 17,3 tỷ thùng kể từ năm 1986. Nhập khẩu từ Canada đã và đang tăng đều đặn, chủ yếu là nhờ sản xuất cát dầu. Nước này là nguồn cung cấp dầu nhập khẩu chính cho Hoa Kỳ từ năm 2004 và đã tăng đáng kể từ đó. Mỹ đã nhập khẩu hơn 3,350 triệu thùng/ngày từ Canada trong năm ngoái, gần gấp ba lần lượng nhập khẩu từ Ả-rập Xê-út.
Ả-rập Xê-út là nhà cung cấp đứng thứ hai với 14,5 tỷ thùng
Ả Rập Saudi đã vận chuyển hơn 14,5 tỷ thùng dầu tới Mỹ kể từ năm 1986. Đây là nguồn dầu lớn thứ hai của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nhập khẩu từ Saudi đang giảm dần, từ mức cao nhất 1,726 triệu thùng/ngày vào năm 2003. Vào năm 2016, Mỹ nhập khẩu 1,097 triệu thùng/ngày từ vương quốc này, và trở thành nguồn cung cấp dầu lớn thứ hai hiện nay.
Mexico đứng thứ 3 với 12,1 tỷ thùng
Có lẽ đáng ngạc nhiên hơn là vị trí thứ ba: Mexico. Với tổng cộng 12,1 tỷ thùng, Mexico thực ra là đối tác nhập khẩu chính của Hoa Kỳ vào năm 1986, và luôn nằm trong top 5. Tuy nhiên, sản xuất từ nước này đã và đang sụt giảm trong những năm gần đây và nguồn cung thấp hơn cùng với tăng trưởng sản lượng đá phiến của Mỹ đồng nghĩa với xuất khẩu dầu từ Mexico sang Mỹ đã và đang giảm. Tốc độ xuất khẩu hiện nay đã giảm gần hai phần ba so với mức đỉnh điểm vào năm 2004.
Venezuela đã bán 11,9 tỷ thùng, đứng vị trí thứ tư
Mặc dù đôi khi có mối quan hệ “lung lay” với Mỹ nhưng Venezuela vẫn là nguồn cung dầu lớn thứ tư của Mỹ kể từ năm 1986. Nhà sản xuất dầu nặng đã cung cấp cho Mỹ khoảng 11,9 tỷ thùng dầu trong 30 năm qua. Năm 1996 và 1997 Venezuela đứng đầu trong số các đối tác nhập khẩu dầu của Mỹ. Nhưng giống như Mexico, nhập khẩu từ Venezuela hiện đang giảm. Những vấn đề kinh tế hiện nay của Venezuela và tình trạng bất ổn sẽ đẩy nhập khẩu giảm hơn nữa.
Sản xuất đá phiến đẩy dầu Nigeria, nguồn cung dầu thô lớn thứ 5 của Hoa Kỳ với 7,8 tỷ thùng
Đứng thứ 5 là Nigeria, đã từng là nước cung cấp dầu lớn thứ hai cho Mỹ. Quốc gia châu Phi này đã vận chuyển tới Mỹ khoảng 7,8 tỷ thùng dầu trong 3 thập kỷ qua. Nhập khẩu từ Nigeria thường là dầu thô nhẹ hơn, giống với loại dầu được sản xuất trong các khu vực đá phiến Mỹ. Sự bùng nổ dầu đá phiến đã nhanh chóng đẩy Nigeria ra khỏi thị trường Mỹ, vì dầu thô phi truyền thống ngập tràn thị trường. Năm 2010, Mỹ đã nhập khẩu 983 triệu thùng dầu mỗi ngày từ Nigeria. Chỉ bốn năm sau đó, con số này đã giảm xuống còn 58 triệu thùng dầu mỗi ngày, giảm 94%. Tình trạng này không có khả năng thay đổi sớm, vì đá phiến Mỹ được dự báo sẽ tăng trưởng đáng kể vào năm 2017.
Sản lượng Biển Bắc suy giảm
Iraq, Angola, Colombia, Kuwait và Anh đại diện cho các nguồn dầu lớn từ thứ 6 đến thứ 10 của Mỹ. Trong số này, Anh đã chứng kiến sự thay đổi lớn nhất trong sản xuất. Nhập khẩu từ Biển Bắc, hay Anh và Na Uy kết hợp, đã từng là nguồn cung cấp dầu lớn cho Hoa Kỳ. Năm 2002, hai nước xuất khẩu 753 triệu thùng/ngày sang Mỹ. Tuy nhiên, cũng như nhiều đối tác thương mại dầu khác của Mỹ, sản xuất sụt giảm đã làm giảm mạnh nhập khẩu. Vào năm 2014, Hoa Kỳ chỉ nhập 19 triệu thùng/ngày từ Anh và Na Uy, tương ứng với mức giảm 97 phần trăm.
Nguồn: EnerCom Analytics
Một số quốc gia gây bất ngờ
Danh sách các nguồn dầu cho Hoa Kỳ cũng bao gồm một số quốc gia có thể gây ngạc nhiên.
Trinidad và Tobago xếp hạng tương đối cao về khối lượng được vận chuyển tới Hoa Kỳ do sự tình cờ trong các quy định. Nhiều cảng của Mỹ quá nhỏ để có thể chứa được những tàu chở dầu siêu hạng lớn nhất vốn tiết kiệm nhất để vận chuyển dầu qua những khoảng cách dài. Gần đến chỗ này, thường là hút dầu từ tàu chở dầu lớn vào tàu nhỏ hơn, sau đó đưa dầu vào cảng. Trong những tình huống như vậy, nước mà tàu chở dầu lớn được gắn cờ thường được ghi nhận như là nguồn cung cấp dầu.
Trinidad và Tobago là một quốc gia phổ biến để đăng ký tàu, làm tăng xếp hạng của nước này như là một đối tác thương mại dầu.
Nguồn: EIA
Thụy Điển là một đối tác nhập khẩu bất ngờ khác, nhưng quốc gia Scandinavia này đã chuyển 266.000 thùng dầu tới Mỹ. Kyrgyzstan, một quốc gia không giáp biển ở trung tâm của khu vực châu Á, đã cung cấp cho Mỹ 601.000 thùng dầu mặc dù là hơn 1.000 dặm từ bất cứ đại dương nào.
Ra’s Al Khaymah và Ajman là hai nguồn dầu trên bảng nhập khẩu của Cơ quan năng lượng. Cả hai đều là tiểu vương quốc ở UAE.
Có lẽ nguồn dầu kỳ lạ nhất được liệt kê là "Khu trung lập". Nhiều khả năng nhất là đề cập đến khu trung lập Saudi-Kuwait, nằm ở phía nam của Kuwait. Mỹ đã nhận được 3,3 triệu thùng từ khu vực này vào đầu năm 1988.
Bài viết này là lần thứ hai trong một loạt các nghiên cứu về khối lượng và tính chất của dầu được nhập khẩu bởi Mỹ và tác động của dầu đá phiến Mỹ lên động lực của ngành. Trong các câu chuyện tiếp theo, chúng tôi sẽ nghiên cứu việc nhập khẩu từ các thành viên OPEC một cách cụ thể.
Nguồn tin: xangdau.net