Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tổng thư ký OPEC: Sự phục hồi nhu cầu dầu vẫn còn yếu ớt

 

Hôm thứ Hai, Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo cho biết sự phục hồi kinh tế và nhu cầu dầu toàn cầu vẫn còn thiếu, nhưng lưu ý rằng OPEC không thấy nhu cầu giảm mạnh như trong quý hai.

Barkindo cho biết tại Diễn đàn Năng lượng Ấn Độ trực tuyến 2020 từ hội nghị CERAWeek hôm thứ Hai: “Chúng tôi không nghĩ đến sự suy giảm lớn mà chúng ta đã chứng kiến trong quý hai”.

“Chúng tôi vẫn lạc quan một cách thận trọng rằng sự phục hồi sẽ tiếp tục. Có thể mất nhiều thời gian hơn, có thể ở mức thấp hơn, nhưng chúng tôi quyết tâm bền chí đến cùng”, ông Barkindo phát biểu.

Thị trường ngày càng lo ngại về tốc độ phục hồi nhu cầu khi làn sóng coronavirus thứ hai đang quét qua Mỹvà Châu Âu. Nguồn cung bổ sung từ Libya và OPEC + có kế hoạch nới lỏng cắt giảm thêm 2 triệu thùng dầu/ngày kể từ tháng 1 năm 2021 đã gây thêm áp lực lên giá dầu trong những tuần gần đây.

Ông Barkindo cho biết: “Chúng tôi quyết tâm hỗ trợ thị trường khôi phục sự ổn định bằng cách đảm bảo rằng tồn kho tiếp tục giảm nhằm khôi phục cân bằng cung cầu”, trong khi ngày càng có nhiều đồn đoán về việc liệu nhóm có trì hoãn việc nới lỏng cắt giảm thêm vài tháng cho đến khi nhu cầu dầu toàn cầu cho thấy xu hướng tích cực hay không.

Đầu tháng này, Barkindo đã đảm bảo với thị trường dầu rằng nhóm OPEC + sẽ tìm cách bảo đảm rằng giá không giảm mạnh một lần nữa như hồi mùa xuân. Việc duy trì thị trường ổn định là ưu tiên hàng đầu của thỏa thuận OPEC +, nhưng “Chúng tôi không ảo tưởng rằng sự phục hồi này sẽ mất một thời gian dài”, ông Barkindo cho biết trên Diễn đàn thông tin Năng lượng.

Giá dầu đã giảm khoảng 2%, với giá dầu thô WTI giao dịch chỉ dưới 39 USD/thùng trong bối cảnh lo ngại về cả cung và cầu. Về phía cầu, làn sóng thứ hai tiếp tục đè nặng lên triển vọng phục hồi của nhu cầu dầu, trong khi sự quay trở lại của dầu ở Libya lại là yếu tố làm giảm giá về phía nguồn cung dầu. Những diễn biến này đã làm gia tăng sự bàn tán trên thị trường và suy đoán rằng OPEC + có thể bị buộc phải hoãn lại kế hoạch nới lỏng cắt giảm.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM