Tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela đã chờ đợi Chính quyền Biden đàm phán một thỏa thuận giúp giảm bớt các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với quốc gia nắm giữ trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, ông này phát biểu trên kênh Bloomberg Television trong một cuộc phỏng vấn.
Ngành công nghiệp dầu mỏ của Venezuela đã sụp đổ trong những năm gần đây do cuộc khủng hoảng trong nước và các lệnh trừng phạt của Mỹ. Chiến dịch 'gây áp lực tối đa' của Mỹ đối với các nguồn thu nhập của Maduro - dầu là nguồn chính - bắt đầu làm tê liệt hoạt động xuất khẩu dầu của Venezuela vào đầu năm 2019. Đồng thời, việc thiếu đầu tư vào ngành dầu mỏ, nhiều năm quản lý yếu kém và tham nhũng, và siêu lạm phát ở Venezuela đã làm gia tăng các vấn đề đối với ngành dầu mỏ ở quốc gia đứng đầu về trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới. Đại dịch tiếp tục làm tê liệt hoạt động kinh tế ở quốc gia Nam Mỹ này.
Maduro hy vọng một thỏa thuận với Mỹ có thể cho phép dòng vốn nước ngoài chảy vào nước này, trong đó có ngành dầu mỏ. Tuy nhiên, “Chưa có một dấu hiệu tích cực nào”, ông nói với Bloomberg.
“Nếu Venezuela không thể sản xuất dầu và bán dầu, không thể sản xuất và bán vàng của mình, không thể sản xuất và bán bô-xít của mình, không thể sản xuất sắt, etcetera, và không thể kiếm được doanh thu trên thị trường quốc tế, thì làm thế nào để chi trả cho những người nắm giữ trái phiếu Venezuela? ", ông Maduro nói.
Tháng trước, Venezuela đã trả tự do cho sáu giám đốc điều hành Hoa Kỳ tại Citgo, công ty con tại Mỹ của hãng dầu khí quốc doanh PDVSA thuộc Venezuela, và quản thúc họ tại nhà, đây là một động thái mà theo nguồn tin nói với truyền thông Hoa Kỳ là một cử chỉ thiện chí từ chế độ của Maduro khi Chính quyền Biden xem xét lại chính sách của mình đối với Venezuela. Sáu giám đốc điều hành của Hoa Kỳ tại Citgo ban đầu bị chính quyền của Maduro giam giữ ở Venezuela vào tháng 11 năm 2017, và ‘Citgo 6’ phải ngồi tù hai năm sau khi họ bị giam giữ.
Nguồn tin: xangdau.net