Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tổng thống Biden có thể xóa sổ một phần tư sản lượng dầu và khí đốt của Mỹ

Tổng thống Biden được cho là ​​sẽ thông báo tạm hoãn giấy phép khoan dầu khí trong tương lai vào hôm nay, thứ Tư ngày 27 tháng 1, thực hiện một phần cam kết trong chiến dịch tranh cử của ông là chấm dứt hoạt động khoan trên các vùng đất liên bang và thềm lục địa. Động thái này, vốn đã được ngành dầu khí (O&G) dự đoán từ lâu, xuất hiện sau sắc lệnh ngày 20 tháng 1 được ký bởi Quyền Bộ trưởng Nội vụ Scott de la Vega, yêu cầu hạn chế 60 ngày đối với các hợp đồng thuê đất khai thác nhiên liệu hóa thạch mới trên đất liền và ngoài khơi. Nếu Thượng viện xác nhận Deb Haaland làm Bộ trưởng Nội vụ, lệnh này có thể được gia hạn thêm hoặc thậm chí có hiệu lực vĩnh viễn, mặc dù chắc chắn đảng Cộng hòa sẽ cố gắng liên minh với các đảng viên Dân chủ ủng hộ doanh nghiệp để phản đối động thái như vậy.

Gần một phần tư sản lượng dầu của Mỹ và 12% sản lượng khí đốt tự nhiên được khai thác trên đất và vùng biển liên bang. Theo Văn phòng Doanh thu Tài nguyên Thiên nhiên thuộc Bộ Nội vụ, các chương trình khoan liên bang đã tạo ra doanh thu thuế 11,7 tỷ đô la. Nếu lệnh cấm kéo dài đối với tất cả các hợp đồng thuê đất của liên bang có hiệu lực, khoản tiền này sẽ không còn nữa, mặc dù khoản nợ liên bang năm 2020 lên tới 27 nghìn tỷ USD và thâm hụt ngân sách hơn 3 nghìn tỷ USD - một con số khổng lồ chiếm 16% GDP.

Trong ngắn hạn, tác động hữu hình của lệnh cấm này có thể là không đáng kể. Tổng thống không giấu giếm ý định theo đuổi chiến lược như vậy và các công ty xông xáo xin cho được giấy phép khoan trong những tháng xung quanh cuộc bầu cử ngay cả khi họ buộc phải giảm quy mô trong bối cảnh nhu cầu giảm do đại dịch. Vì yêu cầu này không ngăn được các giấy phép đã được cấp trước đó, những người nghĩ trước có thể chịu đựng lệnh cấm với hy vọng nó sẽ được chính quyền tương lai chấm dứt (lệnh cấm cho thuê đất khai thác than đá của Tổng thống Obama đã được Tổng thống Trump dỡ bỏ).

Tuy nhiên, lệnh cấm này sẽ giáng một đòn mạnh vào ngành công nghiệp hydrocacbon của Mỹ. Nếu Bộ trưởng Nội vụ ra sắc lệnh vĩnh viễn và nếu thiểu số đảng Cộng hòa không tìm được phiếu bầu tại Quốc hội, thì lệnh này chỉ có thể được dỡ bỏ bởi Chính quyền tiếp theo. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo người kế nhiệm của ông Biden sẽ là một đảng viên Cộng hòa. Ngành công nghiệp năng lượng có lẽ phải chuẩn bị sẵn sàng để vượt qua hai tháng hoặc thậm chí thắt chặt vành đai chung trong bốn năm của lệnh cấm, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu lệnh cấm kéo dài tám năm? Khu vực tư nhân rất ghét sự không chắc chắn.

Các nhà bảo vệ môi trường sẽ vui mừng trước chiến thắng này, nhưng một số lo ngại trước sự thay đổi này. “Nhu cầu năng lượng sẽ tiếp tục tăng,” Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Viện Dầu khí Mỹ Mike Sommers cho biết trong một tuyên bố ngày 21 tháng 01. Việc chấm dứt khoan dầu trên đất của liên bang sẽ không làm thay đổi nhu cầu năng lượng của Mỹ, nhưng sẽ dẫn đến việc nhập khẩu từ “các quốc gia có tiêu chuẩn môi trường thấp hơn” trong khi không đón nhận các chính quyền địa phương và tiểu bang cần nhiều nguồn thu.

Trong 11 năm qua, sự gia tăng sản lượng dài hạn trong nước được thúc đẩy bởi quá trình khoan thủy lực đã đưa Mỹ trở thành nhà xuất khẩu ròng và độc lập về năng lượng. Mỹ hiện là nhà sản xuất hydrocacbon lớn nhất thế giới. Xu hướng này đã khiến nhập khẩu của Mỹ từ OPEC giảm mạnh từ hơn sáu triệu thùng mỗi ngày xuống còn dưới 700 nghìn thùng một chút. Sự độc lập kinh tế được gia tăng khỏi các cường quốc nước ngoài, đặc biệt là từ các thành viên OPEC không ưa dân chủ, chắc chắn là một chiến thắng trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

Nếu Mỹ nhượng lại thị phần dầu của mình, chắc chắn những nước khác sẽ tìm cách lấp đầy khoảng trống. Nga và Ả Rập Xê Út đã giành được vị trí thống trị, còn Iran và Qatar vẫn là chủ sở hữu chung của mỏ khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới. Doanh thu mang lại sẽ thuộc về các đối thủ địa chính trị của Mỹ, nơi các quy tắc dân chủ bị chà đạp, các tiêu chuẩn môi trường bị hạn chế và việc thực thi còn lỏng lẻo.

Công nhân Mỹ sẽ là người thua cuộc. Phân tích của Viện Dầu khí Hoa Kỳ (API) cho thấy tình trạng mất việc làm do lệnh tạm hoãn cho thuê đất kéo dài có thể đạt mức 936 nghìn người vào năm 2022, ảnh hưởng nặng nề nhất đến những người làm việc ở các bang có sản lượng cao. Các bang đó bao gồm New Mexico, nơi ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch chiếm khoảng 100.000 việc làm và một nửa hoạt động sản xuất diễn ra trên các khu vực thuộc sở hữu liên bang của lưu vực Permian. Các giấy phép có được vào cuối năm 2020 sẽ bảo vệ một số việc làm cho đến khi chúng hết hạn.

Tổng thống Biden đã điều hành trên một nền tảng bảo vệ môi trường tích cực với sự ủng hộ rộng rãi cho các hành động thêm nữa của chính phủ về khí hậu. Việc lôi kéo năng lượng như một vấn đề đảng phái đã khiến cho cuộc thảo luận thực tế về vấn đề này trở nên khó khăn, nhưng Chính quyền Biden phải xem xét các hậu quả toàn cầu và trong nước của một lệnh cấm kéo dài. Với công nghệ thu giữ carbon vẫn chưa phát triển; lưu trữ pin đắt tiền; năng lượng gió và mặt trời bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn, thì đây không phải là lúc để từ bỏ khí tự nhiên. Đây cũng không phải là thời điểm để kích hoạt tăng giá xăng, hoặc trao quyền cho các nhà độc tài dầu khí. Một quá trình chuyển đổi xanh quá tham vọng có thể khiến hàng trăm nghìn người Mỹ vốn đang gặp khó khăn thất nghiệp và làm giảm đòn bẩy của Mỹ ở Mỹ Latinh, Nga và Trung Đông.

Nguồn tin: xangdau.net/ Forbes

ĐỌC THÊM