Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tổng quan thị trường trước cuộc họp OPEC

OPEC sẽ họp vào ngày 25 tháng 5 tại Vienna để quyết định cách thức và thời gian gia hạn cho thỏa thuận sản xuất giữa nhóm với 11 nước phi thành viên, trong đó Nga là đối tác quan trọng nhất. OPEC và Nga nhận ra rằng để thị trường đứng về phía họ, họ sẽ cần những chiến thuật “gây sốc và kính phục”, do đó cần phải gia hạn thỏa thuận để tiến xa hơn nữa.

Vào đầu tuần này, Nga và Saudi đã khiến thị trường hưng phấn với tuyên bố của Bộ trưởng hai nước là sẽ kéo dài thỏa thuận lên 9 tháng cho đến cuối tháng 3/2018. Ngay lập tức thông tin này đã góp phần hỗ trợ giá.

Theo sau đó là ý kiến từ các nước đồng minh của Saudi. Cụ thể, một ngày sau đó Kuwait cho biết họ cũng sẽ ủng hộ việc mở rộng cắt giảm 9 tháng.

Tiếp theo đó, nước sản xuất lớn thứ ba của OPEC, Iran, cho biết có thể sẽ ủng hộ đề xuất của Saudi-Nga để mở rộng cắt giảm sản xuất dầu cho tới tháng 3 năm 2018 nếu tất cả các nhà sản xuất khác cũng cùng tham gia, và đánh giá đề xuất gia hạn lên chín tháng là "một ý tưởng tích cực".
Sự ủng hộ của Iran, nếu được đưa ra chính thức, sẽ không gây bất ngờ, vì đây là thành viên duy nhất của OPEC được phép tăng sản lượng lên một chút trong thỏa thuận 6 tháng đầu tiên, trong khi tất cả các nước khác, ngoại trừ Libya và Nigeria, đều phải cắt giảm.

Tuy nhiên, Iran vẫn chưa lên tiếng chính thức về đề xuất mở rộng của Saudi-Nga, nên hoàn toàn không thể dự đoán được trước cuộc họp tuần tới, thêm vào đó cuộc bầu cử Tổng thống sẽ được diễn ra vào thứ Sáu tuần này. Kết quả cuộc bầu cử này đóng vai trò quan trọng đối với giá dầu thô, vì hai ứng viên sáng giá nhất hiện nay là Tổng thống đương nhiệm Hassan Rouhani và giáo sĩ theo đường lối cứng rắn Ibrahim Raisi. Bất kỳ kết quả không mong muốn nào từ thỏa thuận hạt nhân cũng sẽ có những tác động tiêu cực lên thị trường dầu thô. Nếu thoả thuận này bị bãi bỏ thì căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Iran sẽ gia tăng. Rồi thì mối đe dọa của các lệnh trừng phạt mới của Mỹ sẽ thành hiện thực, và những cấm vận mới đối với Iran có thể gây cản trở sản xuất dầu mỏ.

OPEC cũng đang nỗ lực lôi kéo thêm các đồng minh mới như Ai Cập và Turkmenistan, mặc dù vẫn chưa rõ liệu họ có thành công hay không. Mặc dù với tổng sản lượng 700.000 thùng/ngày từ hai quốc gia này sẽ không làm thay đổi đáng kể tốc độ điều chỉnh, nhưng sự tham gia của họ sẽ làm cho thị trường thêm phần tin tưởng.

Theo tính toán của Bloomberg sử dụng số liệu của EIA, nếu OPEC và Nga hoàn thành việc mở rộng lên chín tháng, thì tồn kho sẽ giảm xuống thấp hơn khoảng 10 triệu thùng so với mức trung bình vào tháng 3 tới. Các tính toán giả định rằng OPEC giữ sản lượng ở mức 31,7 triệu thùng/ngày, và Nga giữ nguồn cung ổn định ở mức 11,15 triệu thùng/ ngày từ tháng 5. Những mức đó thể hiện sự cắt giảm hoàn toàn mà họ đã đồng ý thực hiện trong một thỏa thuận đạt được hồi năm ngoái.

Có lẽ chín tháng sẽ là một chiêu trò. Nhưng một vấn đề mà đang khiến cho các nước tuân thủ việc cắt giảm sẽ ngày càng khó khăn hơn theo thời gian. Nga thường tăng sản lượng trong những tháng hè vì hoạt động có thể khôi phục sau mùa đông lạnh. Do đó các nhà phân tích tỏ ý hoài nghi về sự sẵn sàng tham gia của Nga trong bất kỳ đợt cắt giảm nào sắp tới.

Ngoài ra, Iraq đã tuyên bố có khả năng tăng công suất sản xuất lên 5 triệu thùng mỗi ngày vào cuối năm nay khi các mỏ dầu mới được đưa vào hoạt động. Rồi thì, có những quốc gia được miễn trừ - chẳng hạn như Libya và Nigeria - không có rào cản nào đối với họ (ngoài các rắc rối nghiêm trọng trong nước) để tăng sản lượng trong năm nay. Vì vậy, trong khi mở rộng cắt giảm lên chín tháng là một diễn biến được hoan nghênh, thì một số đang tự hỏi liệu những cắt giảm này cũng cần phải sâu hơn không.

Nhưng lúc này Ả-rập Xê-út và Nga đang tin rằng việc mở rộng cho đến hết quý I năm 2018 sẽ đủ để làm giảm lượng tồn kho, giúp đưa giá về một mức sàn nhưng không thúc đẩy giá đến mức dầu đá phiến của Mỹ có thể sản xuất nhanh hơn như đã từng. Những kỳ vọng cho việc gia hạn hiệp ước đã được định giá trong thị trường, và thị trường hiện đang tự hỏi liệu hai chục nhà xuất khẩu sẽ chấp nhận để xuất duy trì cắt giảm đến tháng 3/2018  hay không. Saudi Arabia và Nga cần phải có sự đồng ý của 12 thành viên của OPEC, và  cái gật đầu từ 10 nhà xuất khẩu dầu khác.

Tất cả đều nín thở chờ đợi mọi diễn biến tại cuộc họp quan trọng sắp tới.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM