Hợp đồng dầu thô Brent và WTI đạt mức cao hơn một chút vào tuần trước trong một giao dịch khá khó khăn cho thấy các nhà giao dịch về cơ bản đã đón nhận dự báo khốc liệt về nhu cầu yếu do có thể có đợt thứ hai của COVID-19 và cảnh báo về nguồn cung tăng.
Về cơ bản, chúng ta thấy hai chất xúc tác vào tuần trước, chất xúc tác giảm giá là các đợt phong tỏa liên quan đến coronavirus mới gây ra lo ngại về nhu cầu nhiên liệu. Chất xúc tác tăng giá là tồn kho dầu thô, xăng và sản phẩm chưng cất giảm.
Bất chấp sự biến động giá bất ổn và giá chốt tuần cao hơn, thị trường về cơ bản vẫn dao động trong phạm vi hẹp ở tuần thứ năm liên tiếp.
Chốt phiên 16/10, giá dầu Brent tương lai giảm 23 cent xuống 42,93 USD/thùng, giá dầu WTI tương lai giảm 8 cent xuống 40,88 USD/thùng. Chốt tuần, giá dầu Brent tăng 0,2%, giá dầu WTI tăng 0,7%.
Tồn kho tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 9/10 giảm 3,9 triệu thùng, sau khi tăng hơn 500.000 thùng trong tuần trước đó, cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho biết. Sản lượng giảm 500.000 thùng xuống 10,5 triệu thùng/ngày.
Tồn kho sản phẩm tinh chế giảm 7,2 triệu thùng, nhiều nhất kể từ năm 2003, do bão Delta vào vịnh Mexico làm gián đoạn sản xuất và buộc các cơ sở lọc dầu vùng duyên hải vịnh Mexico phải đóng cửa. Mức giảm trong tuần kết thúc ngày 2/10 là 962.000 thùng.
Reuters đưa tin OPEC cùng đồng minh, tức OPEC+, họp tại Vienna, Áo, ngày 15/10 để thảo luận về tình trạng thị trường dầu toàn cầu hiện tại, lo ngại làn sóng Covid-19 tiếp theo sẽ ảnh hưởng đến lực cầu.
Ý định của OPEC+ là nâng sản lượng trở lại khi tồn kho về mức bình thường. Thỏa thuận hiện tại cho phép họ nâng sản lượng thêm 2 triệu thùng/ngày từ năm 2021 từ mức cắt giảm 7,7 triệu thùng/ngày hiện tại.
Các chuyên gia OPEC+ đã xem xét kịch bản xấu nhất là thặng dư cung tái diễn. Một yếu tố khiến bức tranh nguồn cung phức tạp là Libya tái khai thác dầu sau nhiều tháng gián đoạn vì nội chiến. Quốc gia Bắc Phi này là thành viên OPEC nhưng không được bao gồm trong thỏa thuận giảm sản lượng. Sản lượng hiện tại của Libya là 500.000 thùng/ngày, dự báo lên 700.000 thùng/ngày vào cuối năm.
Tồn kho dầu toàn cầu, bùng nổ trong quý II khi lực cầu sụp đổ, đang giảm khoảng 3 triệu thùng/ngày, Torbjorn Tornqvist, giám đốc điều hành Gunvor, nói.
Đại dịch Covid-19 tiếp tục là nỗi lo của thị trường với số ca nhiễm tiếp tục tăng. Tình hình ở Italia gần nghiêm trọng như hồi tháng 3. Anh và Pháp đều đã áp đặt hạn chế đi lại. Tại Mỹ, số ca nhiễm Covid-19 tăng tại 39 trong 50 bang.
Các công ty năng lượng Mỹ tuần trước triển khai thêm 12 giàn khoan dầu, nhiều nhất kể từ tháng 1, nâng tổng số giàn khoan dầu lên 205, theo công ty dịch vụ năng lượng Mỹ Baker Hughes.
Dưới đây là một số sự kiện có thể ảnh hưởng giá dầu trong tuần.
Ngày 20/10
Viện dầu mỏ Mỹ ước tính số liệu tồn kho hàng tuần.
Ngày 21/10
EIA cập nhật số liệu tồn kho dầu thô, xăng, sản phẩm tinh chế hàng tuần.
Ngày 23/10
Baker Hughes cập nhật số lượng giàn khoan dầu Mỹ hoạt động.