Hợp đồng tương lai dầu thô Brent và chuẩn dầu của Mỹ đã giảm mạnh vào tuần trước khi phần lớn hoạt động bán ra diễn ra sau khi Tổng thống Donald Trump xét nghiệm dương tính với COVID-19. Các yếu tố xúc tác khác đằng sau sự suy yếu này là do thiếu tiến triển trong gói kích thích, thị trường lao động Mỹ trì trệ và sản lượng dầu toàn cầu tăng. Tất cả những yếu tố này đã kết hợp lại để lấn át một đợt phục hồi giá yếu ớt.
Chúng ta nên tìm hiểu vào đầu tuần này liệu sự sụt giảm giá trong tuần trước có phải là phản ứng thái quá trước tin tức về việc Tổng thống Trump bị mắc COVID-19 hay không. Do các sự kiện xảy ra vào cuối tuần và sự không chắc chắn của virus, tin tức hôm thứ Sáu tuần trước đã trở thành một sự kiện hàng ngày, vì vậy các trader có thể tiếp cận thị trường với không khí thận trọng.
Chốt phiên 2/10, giá dầu Brent tương lai giảm 1,66 USD, tương đương 4,1%, xuống 39,27 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 38,8 USD/thùng, thấp nhất từ giữa tháng 6. Giá dầu WTI tương lai giảm 1,67 USD, tương đương 4,3%, xuống 37,05 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm đáy 3 tháng rưỡi 36,63 USD/thùng.
Chốt tuần, giá dầu Brent và WTI lần lượt giảm 7% và 8%, tuần giảm thứ hai liên tiếp.
Chúng ta đang mong đợi một đợt phục hồi mạnh mẽ nếu ông Trump hồi phục nhanh chóng. Thực tế là việc cắt giảm sản lượng OPEC + vẫn còn giữ nguyên có thể sẽ hỗ trợ cho dầu thô, do đó, bất kỳ đợt bán tháo mạnh nào cũng sẽ kết thúc bằng một sự hạ cánh nhẹ.
Nhà đầu tư dầu đang theo dõi diễn biến Covid-19 tại Mỹ và châu Âu. Thị trường năng lượng ngày 2/10 đón nhận ảnh hưởng tiêu cực từ báo cáo việc làm tại Mỹ tháng 9 không tốt như kỳ vọng và nguy cơ nguồn cung tăng do Libya nối lại khai thác, sản lượng dự kiến 300.000 thùng/ngày. Trong khi đó, các thành viên OPEC đang nỗ lực cân bằng thị trường trong bối cảnh lực cầu vẫn yếu.
Bảng lương từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy kinh tế Mỹ chỉ tạo ra 661.000 việc làm trong tháng 9, chưa bằng một nửa con số 1,5 triệu của tháng 8.
Tồn kho tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 25/9 giảm 2 triệu thùng, sâu hơn nhiều so với dự báo từ giới phân tích. Xuất khẩu tăng trong khi nhập khẩu giảm, giúp tồn kho giảm, theo cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA). Nhập khẩu dầu thô ròng tại Mỹ tuần trước giảm 536.000 thùng/ngày xuống còn 1,6 triệu thùng/ngày.
Các công ty năng lượng Mỹ trong tuần triển khai thêm 5 giàn khoan dầu và khí đốt lên 266 giàn khoan, tuần tăng thứ ba liên tiếp, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết.
Các nhà phân tích tại Tudor, Pickering, Holt & Co cho biết: “Chúng tôi ngày càng lạc quan rằng mức đáy hiện đã được thiết lập và vẫn kỳ vọng sẽ thấy thêm động lực tăng giá (mặc dù có chừng mực) vào cuối năm 2020. Diễn biến giá của tuần trước về cơ bản đã hạ thấp ngưỡng kháng cự”.
Giá có thể tiếp tục giảm, nhưng thị trường không có khả năng sụp đổ. Trong khi đó, thị trường không có khả năng chứng kiến một động thái tăng trưởng kéo dài cho đến khi lo ngại về nhu cầu ngừng gia tăng và điều đó khó xảy ra cho đến khi số lượng ca nhiễm coronavirus mới bắt đầu giảm hoặc vắc xin được phát triển.
Dưới đây là những sự kiện có thể ảnh hưởng giá dầu trong tuần.
Ngày 6/10
Viện dầu mỏ Mỹ ước tính số liệu tồn kho hàng tuần.
Ngày 7/10
EIA cập nhật số liệu tồn kho dầu thô, xăng, sản phẩm tinh chế hàng tuần.
Ngày 9/10
Baker Hughes cập nhật số lượng giàn khoan dầu Mỹ hoạt động.