Giá dầu tương lai giảm trong phiên 17/5 sau khi truyền thông Trung Quốc tỏ quan điểm mất kiên nhẫn trong đàm phán với Mỹ và Huawei cùng nhiều công ty công nghệ Trung Quốc bị hạn chế tiếp cận thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, giá dầu trong tuần trước vẫn có những diễn biến bất ngờ như Brent chạm đỉnh 1 tháng, WTI chạm đỉnh 2 tuần vì lo ngại chiến tranh có thể xảy ra ở Trung Đông với việc Arab Saudi cáo buộc Iran phá hoại cơ sở hạ tầng dầu mỏ của nước này.
Iran, đang bị Mỹ thắt chặt trừng phạt, từng cảnh báo các nước xuất khẩu dầu mỏ khác sẽ gánh hậu quả vì ủng hộ hành động của Washington. Tehran bác bỏ cáo buộc liên quan các vụ tấn công ở Arab Saudi.
Hợp đồng tương lai West Texas Intermediate, chuẩn dầu thô Mỹ, đã giảm 11 cent, tương đương 0,2%, ở mức 62,75 USD/thùng. WTI đạt mức cao nhất trong hai tuần là 63,64 đô la trước đó vì lo ngại rằng một cuộc chiến mới có thể nổ ra ở Vịnh Ba Tư sau khi Saudi Arabia cáo buộc Iran phá hoại cơ sở hạ tầng dầu mỏ của vương quốc này.
Hợp đồng tương lai Brent ở London, chuẩn dầu toàn cầu, giảm 41 cent, tương đương 0,56%, xuống 72,21 USD/thùng.
Mặc dù giảm từ mức cao của ngày thứ Sáu, WTI vẫn kết thúc tuần tăng 1,8%. Trong khi WTI đang giảm 2% trong tháng, từ đầu năm đến nay WTI tăng 38%. Brent tăng 2,2% trong tuần, 0,2% trong tháng và 34% trong năm.
Điều này làm dấy lên câu hỏi những bên theo xu hướng giá xuống có tìm cách bán dầu hay không.
Dưới đây là một số sự kiện có thể ảnh hưởng giá dầu trong tuần:
Ngày 21/5
Viện Dầu mỏ Mỹ ra báo cáo hàng tuần về tồn kho dầu.
Ngày 22/5
Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cập nhật tồn kho dầu.
Ngày 24/5
Baker Hughes cập nhật số lượng giàn khoan Mỹ đang hoạt động.