Dầu thô giảm từ mức cao hơn 1 năm ở New York trong bối cảnh không có gì bảo đảm Nga sẽ tham gia vào hiệp ước cắt giảm nguồn cung của OPEC.
Hợp đồng tương lai giảm 1,1%. Nhà sản xuất lớn nhất của Nga, Rosneft PJSC, khẳng định sẽ không giảm nguồn cung, theo Reuters, sau khi Tổng thống Vladimir Putin đã phát biểu tại một hội nghị trước đó tại Istanbul rằng Nga sẽ sẵn sàng tham gia nỗ lực ổn định thị trường của OPEC bằng cách đóng băng hoặc giảm nguồn cung. IEA cho biết nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ sẽ trở lại trạng thái cân bằng sớm hơn dự đoán nếu hiệp ước giảm cung của OPEC được thực hiện. Giá giảm mạnh do USD tăng vọt, làm mất đi sức hút của hàng hóa.
Hôm thứ Hai dầu mỏ tăng lên mức cao nhất trong hơn một năm sau khi Saudi Arabia đã nhấn mạnh sự lạc quan rằng OPEC sẽ tìm được giải pháp cho hiệp ước cũng như Nga đã bày tỏ sự ủng hộ của nước này.
“Có rất nhiều đồn đoán và nó đã giúp thúc đẩy thị trường, nhưng bạn cần phải xem xét mọi thứ một cách cẩn thận,” ông Tim Pickering, nhà sáng lập kiêm giám đốc đầu tư của Auspice Capital Advisors Ltd. ở Calgary nói. “Không có ai đưa cam kết gì mới. Tôi hoàn toàn không tin rằng OPEC hay Nga sẽ thực hiện bất kỳ hành động nào.”
West Texas Intermediate tháng 11 giảm 6cent còn 50,79usd/thùng trên sàn New York Mercantile Exchange. Brent tháng 12 giảm 73 cent tương đương 1,4% chốt ở mức 52,41usd/thùng trên sàn ICE London.
Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index, đo lường đồng bạc xanh với 10 cặp tiền tệ lớn, tăng 0,6%. USD mạnh mẽ hơn sẽ làm giảm nhu cầu đầu tư hàng hóa nguyên liệu thô định giá bằng đồng dollar này.
“Các nhà đầu cơ dường như đã hoàn toàn định giá trong kịch bản Saudi Arabia và Nag sẽ có hành động,” ông Rob Haworth, chiến lược gia đầu tư cấp cao ở Seattle tại U.S. Bank Wealth Management, nhận xét. “Người thông minh lúc này sẽ tạm dừng bởi vì chúng ta đối mặt với thực tế rằng chúng ta có thị trường dồi dào nguồn cung và các nhà sản xuất Mỹ sẽ quay lại nếu giá tăng vọt.”
OPEC cần đạt được một hiệp định nội bộ trước khi Nga có thể thảo luận mức sản xuất riêng biệt với các công ty đang hoạt động kinh doanh tại Nga, Bộ trưởng Năng lượng phát biểu tại Hội nghị Năng lượng Thế giới ở Istanbul hôm thứ Ba.
CEO Rosneft, Igor Sechin nói rằng ông ngờ rằng một vài thành viên OPEC như là Iran, Saudi Arabia và Venezuela sẽ giảm sản xuất, Reuters nói hôm thứ Ba, trích dẫn từ một cuộc phỏng vấn. Ý kiến của ông Sechin không trái ngược với quan điểm của Tổng thống Putin, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov nói. Nếu OPEC và Nga có thể đạt được một hiệp ước, Rosneft “dĩ nhiên” sẽ thực hiện, phát ngôn viên Rosneft Mikhail Leontyev tuyên bố.
Leonid Fedun, phó chủ tịch của công ty dầu mỏ lớn thứ hai của Nga, Lukoil PJSC, nói rằng các công ty dầu của Nga sẽ tham gia với chính phủ nếu đàm phán với OPEC đạt kết quả. Một hiệp ước nguồn cung gồm có Nga có thể ngay sau cuộc họp chính thức của OPEC vào ngày 30/11, ông Fedun nói.
“Có thể sẽ có một thỏa thuận,” bà Sarah Emerson, giám đốc quản lý của ESAI Energy Inc., một công ty tư vấn ở Wakefield, Massachusetts, nhận xét. “Họ có thể sẽ thành công trong việc tăng giá nếu họ có thể khiến sản xuất giảm còn 33 triệu thùng một ngày.”
Báo cáo ngày hôm qua của EIA cho biết OPEC sản xuất 33,64 triệu thùng một ngày trong tháng Chín. Nguồn cung phục hồi của Lybia, Nigieria và Iran cho thấy rằng “cắt giảm lớn hơn” sẽ phải được thực hiện bởi những thành viên khác, đặc biệt là Saudi Arabia, để đáp ứng mức trần sản xuất đã nhất trí ở Algiers hồi tháng trước.
Có thể có một xác suất cao của một thỏa thuận giữa Nga và Saudi Arabia để cắt giảm sản lượng, nhưng thỏa thuận này có thể sẽ tự chuốc lấy thất bại nếu kết quả giá tăng sẽ kích thích nguồn cung từ các nhà sản xuất khác, Jeff Currie của Goldman Sachs Group Inc nói.
Tin tức thị trường dầu mỏ:
Tồn kho dầu thô của Mỹ có thể tăng 1,75 triệu trùng trong tuần trước, tăng lần đầu tiên trong 6 tuần, theo khảo sát của Bloomberg.
BP Plc tuyên bố sẽ không tiến hành khai thác dầu ngoài khơi Great Australian Bight, 5 năm sau công ty này bắt đầu tìm kiếm nguồn cung trong khu vực này và trước khi BP được cho phép khoan bất kỳ giếng nào.
Lợi nhuận của Vitol Group giảm 42% trong nữa đầu năm nay do hãng buôn tư nhân lớn nhất thế giới này đã chật vật với rất ít cơ hội để hưởng lợi từ dao động giá trên thị trường năng lượng.