Các thương nhân dầu mỏ tiếp tục nhìn xa hơn cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang leo thang, đang hô giá cao cho dầu khi theo dõi tồn kho giảm mạnh.
Giá dầu thô đã tăng trong tuần này nhờ vào một hy vọng đáng ngờ rằng Mỹ và Trung Quốc có thể ngừng cuộc chiến thương mại, nhưng cũng vì một số động thái quen thuộc hơn trong dữ liệu EIA. Cơ quan này đã cho thấy sự sụt giảm lớn 10 triệu thùng trong các kho dự trữ dầu thô tuần trước, nhiều hơn đáng kể so với thị trường đã giả định. Không giống như trong các báo cáo trước đây có xu hướng đưa ra các tín hiệu trái chiều, báo cáo này cũng cho thấy sự sụt giảm 2,1 triệu thùng trong kho xăng dầu, và mức giảm tương tự trong dự trữ nhiên liệu chưng cất. Kết hợp lại, rõ ràng đây là một báo cáo đẩy giá lên.
Điều đó làm giảm bớt lo lắng, ít nhất là tạm thời, rằng nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại sẽ khiến thị trường chịu cảnh thừa cung.
Martijn Rats, chiến lược gia dầu mỏ toàn cầu tại Morgan Stanley cho biết, “thị trường dầu hiện đang cân bằng rộng rãi, hưởng lợi từ nhu cầu tăng theo mùa”.
Dữ liệu EIA đã thêm một số bằng chứng vào các dự báo phổ biến từ các nhà theo dõi thị trường lớn rằng bức tranh cung/cầu sẽ thắt chặt trong nửa cuối năm nay. Chẳng hạn, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hiện dự báo nhu cầu dầu tăng 1,1 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2019. Nhưng trong 5 tháng đầu năm, nhu cầu chỉ tăng 520.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước.
Để dự báo cả năm đạt được con số nêu trên thì nhu cầu cần tăng tốc đáng kể trong nửa cuối năm 2019. IEA dự kiến tăng trưởng nhu cầu hàng năm phải ở mức 1,2 triệu thùng/ngày trong quý 3 và 1,9 triệu thùng/ngày trong quý thứ tư. Con số quý IV có vẻ lớn hơn so với trường hợp khác bởi vì nhu cầu giảm trong quý IV năm 2018, khiến dự báo năm này trông lớn hơn bất thường. Tuy nhiên, vấn đề là cơ quan này đang nghiêng về kịch bản nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu mạnh mẽ sẽ thắt chặt cân bằng thị trường dầu mỏ trong vài tháng cuối năm 2019.
Cơ quan này thừa nhận cơ sở bấp bênh của dự báo này, không chỉ bởi vì cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái. “Triển vọng rất mong manh với khả năng điều chỉnh đi xuống nhiều hơn so với khả năng hướng lên”, IEA cho biết trong Báo cáo thị trường dầu tháng 8 của mình. “Trong khi đó, sự cân bằng thị trường ngắn hạn đã được thắt chặt hơn một chút do nguồn cung từ các nước OPEC giảm”.
IEA cho biết việc cắt giảm từ OPEC +, dẫn đầu bởi Ả Rập Saudi, sẽ dẫn đến sự sụt giảm tồn kho trong nửa cuối năm 2019. “Trong một dấu hiệu rõ ràng về quyết tâm hỗ trợ thị trường tái cân bằng, sản lượng của Ả Rập Xê Út thấp hơn 0,7 triệu thùng/ngày so với mức cho phép của thỏa thuận đầu ra”, IEA cho biết hồi đầu tháng này. “Nếu mức sản lượng dầu thô của OPEC trong tháng 7 đạt 29,7 triệu thùng/ngày được duy trì cho đến năm 2019, thì mức giảm tồn kho trong nửa cuối năm nay là 0,7 triệu thùng/ngày, cũng giúp tốc độ tăng trưởng sản xuất ngoài OPEC chậm hơn”.
Hiện tại, các nước OPEC + đang thực hiện phần của mình. Ngay cả Nga đã báo hiệu sự hỗ trợ liên tục của họ. “Bộ trưởng Năng lượng Nga Novak đã lặp lại cam kết của Nga về việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của OPEC. Kỷ luật sản xuất tốt trong OPEC +, cùng với nhu cầu tốt, có khả năng sẽ hỗ trợ giá dầu”, Commerzbank cho biết trong một ghi chú vào thứ Tư.
WTI đã tăng trở lại phạm vi 55-56 đô la và Brent đã tăng trở lại trên 60 đô la mỗi thùng trong thời điểm hiện tại. Nhưng nếu nền kinh tế toàn cầu không khôi phục sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn, tất cả có thể trở thành vấn đề tạm thời, điều mà ngay cả các nhà dự báo tại OPEC và IEA cũng thừa nhận.
Sự thắt chặt thị trường là một “hiện tượng tạm thời bởi vì triển vọng tăng trưởng sản xuất ngoài OPEC rất mạnh trong năm tới sẽ không đổi ở mức 2,2 triệu thùng/ngày. Theo giả định hiện tại của chúng tôi, vào năm 2020, thị trường dầu sẽ được cung cấp tốt”, theo IEA trong báo cáo tháng 8. “Cung cấp tốt” là một cách rất ngoại giao để đề cập đến dư cung khá lớn xuất hiện trong năm 2020.
Nguồn tin: xangdau.net