Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tốc độ phá sản của đá phiến Mỹ vẫn tăng bất chấp các gói cứu trợ từ chính phủ trong đại dịch

Ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ đang cố gắng phục hồi sau cú sốc nhu cầu tồi tệ nhất trong lịch sử thị trường dầu mỏ. Một số công ty đã bắt đầu sự hợp nhất được chờ đợi từ lâu trong lĩnh vực này, trong khi nhiều công ty khác đã nộp đơn phá sản do giá dầu thấp không bền vững trong năm nay đè nặng lên bảng cân đối kế toán vốn đã suy yếu. Đá phiến Mỹ đã tiếp cận với một số hình thức cứu trợ của chính phủ trong đại dịch, giống như tất cả các doanh nghiệp ở Mỹ. Ngành công nghiệp dầu khí được giảm thuế, giảm tiền thuế khai thác mỏ và các khoản vay có thể được xóa theo Chương trình bảo vệ tiền lương (Paycheck Protection Program – PPP) để giữ chân nhân viên trong thời kỳ đại dịch.

Tuy nhiên, tình trạng phá sản trong lĩnh vực khai thác đá phiến bắt đầu tăng tốc trong quý 2 sau khi giá dầu lao dốc vào đầu tháng 3 do nhu cầu sụp đổ cùng với cuộc chiến giá giữa Ả Rập Xê Út và Nga. Các công ty khoan dầu của Mỹ ngay lập tức thu hẹp chi tiêu vốn và cắt giảm hơn 2 triệu thùng/ngày sản lượng dầu từ tháng 4 đến tháng 6 để đối phó với sự sụt giảm giá.

Hàng ngàn việc làm trong ngành này đã bị mất trong sáu tháng qua và một phần lớn trong số những công việc bị mất có thể không bao giờ quay trở lại.

Mảng đá phiến của Mỹ đã gặp khó khăn trong năm nay và đang chuẩn bị cho nhiều khó khăn hơn với Chính quyền sắp tới của Joe Biden, người đã tuyên bố sẽ cấm hoạt động khoan dầu khí mới trên các vùng đất và vùng biển liên bang.

Government Accountability Office (GAO) cho biết vào tháng trước rằng việc cứu trợ liên bang trong thời kỳ đại dịch, đặc biệt là giảm thuế khai thác mỏ trên đất liền và ngoài khơi của liên bang, đã không hiệu quả lắm vì thiếu sự ra quyết định thống nhất.

Tất nhiên, những người ủng hộ môi trường chỉ ra sự thật rằng chính phủ liên bang đã dám cứu trợ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch.

Theo một phân tích mới của BailoutWatch, Public Citizen và Friends of the Earth, ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch nhận được từ 10,4 tỷ USD đến 15,2 tỷ USD cứu trợ kinh tế trực tiếp, với hơn 26.000 công ty than, dầu và khí đốt được hưởng lợi trực tiếp. Ngoài ra, các lợi ích gián tiếp dưới hình thức quỹ trái phiếu do Fed mua vào và hàng tỷ trái phiếu công ty mới phát hành đã “đẩy mức viện trợ của chính phủ cho ngành này vượt 110 tỷ đô la Mỹ”, các nhà hoạt động cho biết trong báo cáo Bailed Out & Propped Up, trong đó chỉ trích việc hỗ trợ của chính phủ cho “các công ty năng lượng yếu kém làm ăn thua lỗ” và làm xấu mặt các công ty đã sử dụng các chương trình của chính phủ liên bang. Báo cáo tiếp tục khuyến nghị rằng "Quốc hội phải loại trừ rõ ràng việc viện trợ hơn nữa cho ngành nhiên liệu hóa thạch ra khỏi bất kỳ gói cứu trợ coronavirus nào trong tương lai."

Fed cũng được đề cập đến trong báo cáo: “Bằng cách khẳng định các công ty nhiên liệu hóa thạch xứng đáng được bảo vệ và hỗ trợ, Fed đã làm trầm trọng thêm mối đe dọa nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, kéo dài khả năng vay tiền của các công ty dầu khí với lãi suất thấp hơn so với các nhà đầu tư trước đại dịch”, các tác giả viết.

Một số phân tích khác đã chỉ ra rằng “các công ty năng lượng do bẩn” không chỉ khai thác tiền của chính phủ để tăng lương cho giám đốc điều hành và duy trì cổ tức cho cổ đông.

Theo phân tích của Houston Chronicle từ tháng 7, Chương trình Bảo vệ Tiền lương, với khoản vay hơn 1 tỷ đô la Mỹ có thể được xóa cho các công ty, đã giúp cứu hơn một nửa số việc làm tại các mỏ dầu ở Texas. Theo phân tích các số liệu từ Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ, các công ty ở Texas có thể giữ 93.117 việc làm hoặc hơn một nửa trong số 182.500 người được thuê mướn trong lĩnh vực này ở Texas.

Hàng ngàn việc làm đã bị mất kể từ tháng 3 trong lĩnh vực dịch vụ upstream và mỏ dầu của Mỹ khi ngành dầu mỏ đang trở nên khó khăn hơn do hậu quả của đại dịch.

Sau làn sóng phá sản quý 3, các nhà sản xuất dầu và các công ty dịch vụ mỏ dầu ở Bắc Mỹ tiếp tục đệ đơn xin bảo hộ phá sản vào đầu quý 4, hãng luật Haynes và Boone cho biết trong cuộc kiểm đếm mới nhất tính đến ngày 31/10 đưọc công bố vào tuần trước.

Trong số các công ty tốt hơn với tài sản chất lượng, hợp nhất là chủ đề nóng nhất trong những tuần gần đây.

Công ty phân tích và dữ liệu GlobalData của Mỹ cho biết trong một báo cáo mới hôm thứ Ba, có sự hứng thú đối với các thương vụ M&A trong mảng đá phiến.

Andrew Folse, Nhà phân tích Dầu khí tại GlobalData, cho biết: “Trong tất cả các thương vụ gần đây và có khả năng là các vụ sáp nhập trong tương lai, liên quan đến một diện tích đáng kể trong các khu vực phi truyền thống, đặc biệt là ở Permian Basin”.

“Lưu vực này vẫn là khu vực hấp dẫn nhất trong 48 tiểu bang của Mỹ và mang lại thời gian hoàn vốn rất cạnh tranh, được tính bằng tháng, không giống như các dự án ngoài khơi, có thời gian hoàn vốn thường được tính bằng năm”.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM