Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tính sai thuế xăng dầu 3.000 tỷ: Ai chịu trách nhiệm?

ĐBQH chưa hài lòng với trả lời của Bộ Công Thương về việc tính sai thuế xăng dầu gây thiệt hại 3.000 tỷ và đề nghị làm rõ nhiều vấn đề khác. 

Trả lời chung chung, né tránh

Theo bản tập hợp trả lời cử tri kỳ họp 5, Quốc hội khoá XIV đang diễn ra, cử tri đặt câu hỏi tới Chính phủ về việc kiểm tra việc Bộ Tài chính tính sai về thuế xăng thời điểm năm 2016 gây thiệt hại 3.000 tỷ đồng cho người tiêu dùng và cách xử lý như thế nào đối với người có trách nhiệm.

Tuy nhiên trong phần trả lời, Bộ Công Thương không đề cập tới nội dung xử lý những người có trách nhiệm mà khẳng định, trong công tác quản lý, điều hành giá xăng dầu, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã và đang phối hợp chặt chẽ, hiệu quả theo phân công của Chính phủ.

Chia sẻ với Đất Việt về vấn đề này, ông Nguyễn Bá Sơn (ĐBQH Đà Nẵng) cho rằng, việc cử tri gửi kiến nghị và yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Công Thương trả lời rõ về việc tính sai về thuế xăng gây thiệt hại trên 3.000 tỷ đồng cũng là một phương thức để người dân giám sát cơ quan nhà nước.

ĐBQH chưa hài lòng với trả lời của Bộ Công Thương về việc tính sai thuế xăng dầu gây thiệt hại 3.000 tỷ đồng và đề nghị làm rõ nhiều vấn đề khác.

Theo ông Sơn, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương phải trả lời đầy đủ, cụ thể những vấn đề được cử tri đặt ra với nhiều hình thức khác nhau. Hoặc là trả lời trực tiếp trên nghị trường hoặc trả lời bằng văn bản thông qua Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam của địa phương.

“Người dân không hỏi chuyện Liên bộ Tài chính – Công Thương phối hợp với nhau như thế nào? Đó là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước với nhau. Vấn đề cử tri quan tâm là vì sao xảy ra việc tính sai thuế xăng.

Tôi nghĩ Bộ Công Thương nên trả lời thẳng vào vấn đề mà cử tri hỏi. Trả lời như nội dung trên là chung chung, không thật sự thỏa mãn các yêu cầu của người dân”, ông Sơn khẳng định.

ĐBQH Đà Nẵng đề nghị Bộ Tài chính và Bộ Công Thương cần nhìn nhận nghiêm túc vấn đề này và có thông tin rõ ràng, trung thực để trả lời người dân.

“Những sai phạm cần phải trả lời rõ. Cần thông tin cụ thể tới người dân xem cơ quan nhà nước đã xử lý trách nhiệm chưa hay sẽ xử lý. Việc này thuộc tránh nhiệm của cơ quan chủ quản là Bộ Công Thương và Bộ Tài chính. Việc né tránh là không nên đối với các cơ quan nhà nước.

Trong những trường hợp nội dung trả lời ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, điều hành của Chính phủ hay an ninh quốc gia thì nên có một văn bản thông qua đoàn ĐBQH hoặc Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam các tỉnh để mời cử tri lên giải thích trực tiếp”, ông Sơn nhấn mạnh.

3.000 tỷ thu thừa làm gì?

Cùng đưa ra ý kiến, bà Bùi Thị An ĐBQH Hà Nội khóa XIII cũng cho rằng việc công khai, minh bạch thuế xăng dầu là việc làm hết sức quan trọng đối với người dân cũng như nền kinh tế hiện nay.

“Tôi hoan nghênh việc liên Bộ Tài chính – Công Thương phát hiện và làm rõ vấn đề này. Tuy nhiên theo tôi Bộ Công Thương trong trường hợp này cần yêu cầu Tổng công ty xăng dầu báo cáo cụ thể về số tiền trên 3.000 tỷ đã thu được.

Số tiền đó chi vào đâu, dùng như thế nào và sẽ hoàn lại cho những đối tượng cần hoàn lại ra sao?

Tôi đề nghị phải làm rõ ra vấn đề này và thông báo cụ thể cho cử tri. Chuyện minh bạch giá xăng dầu trong chuỗi kinh doanh, quản lý kinh tế vô cùng quan trọng và kéo theo nhiều vấn đề khác”, bà An chia sẻ.

Bên cạnh đó, bà Bùi Thị An cũng đề nghị Bộ Công Thương yêu cầu cấp dưới làm rõ nguyên nhân dẫn đến sai phạm, quy trách nhiệm cho các cá nhân, tổ chức có liên quan.

“Ai là người phải chịu trách nhiệm việc này?. Cần phải thông báo rộng rãi chứ không thể để yên như vậy được”, bà An nói thêm.

Nguồn tin: Baodatviet.vn

ĐỌC THÊM