Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tình hình kinh tế hiện nay cho thấy sự mất cân bằng của thị trường dầu mỏ trong những tháng tới

Những dự báo ngắn gọn và đơn giản ban đầu về cuộc khủng hỏang tài chính sau khi bùng nổ ở Mỹ đã được thực tế chứng minh là quá lạc quan.Trong năm 2008, những nền kinh tế cấu thành hệ thống tài chính tòan cầu đã bị lung lay và đồng thời các kế họach khẩn cấp đưa ra cuối cùng đã ngăn chặn được khả năng xấu nhất có thể xảy đến,các thị trường vốn và tín dụng vẫn chưa ổn định.Tuy nhiên,sự bất ổn từ ngành tài chính ảnh hưởng đến nền kinh tế thực ngày càng mạnh mẽ hơn,dẫn đến một cuộc suy thóai mang tính chất tòan cầu .Cho đến giữa năm 2008 vẫn có hi vọng rằng một bộ phận tách riêng khỏi nền kinh tế thị trường hỗn hợp,đặc biệt là ở Châu Á và Châu Mỹ La Tinh sẽ giúp cho nền kinh tế thế giới khắc phục được sự suy thóai ở các nước OECD.Tuy nhiên,vài tháng gần đây chúng ta đã được thấy rõ mức độ liên kết của kinh tế tòan cầu.Khủng hỏang tài chính lây lan làm thương mại sụt giảm ,đầu tư trực tiếp từ nước ngòai cũng giảm theo đó và danh mục vốn đầu tư ngắn hạn của ngân hàng cũng chảy ra,tiền tệ và các nền kinh tế thị trường hỗn hợp chịu áp lực ngày càng tăng.
 
Trong khi đó tăng trưởng kinh tế tòan cầu năm 2008 vẫn được dự đóan sẽ đạt mức đáng nể là 3.6%,năm 2009 tăng thấp hơn nhiều,khỏang 1.5% do khủng hỏang tài chính sâu rộng.Các nước OECD dự đóan sẽ chỉ tăng trưởng khỏang 0.8% so với 1.3% năm nay trong khi năng lực phát triển kinh tế của các nước đang phát triển sẽ chậm lại từ 3.7% đến 5.5%. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dự báo tăng 7% so với 9.5% năm nay,chủ yếu là do xuất khẩu giảm.Để phù hợp với tình hình kinh tế ngày càng tệ hiện nay,các chính sách tài chính và tiền tệ đưa ra nhằm hỗ trợ cho sự tăng trưởng và xóa tan cuộc khủng hỏang về tín dụng đã trở nên quá mạnh mẽ ở cả các thị trường hỗn hợp và OECD.Những kế họach chính sách này có thể không thành công trong việc đảo ngược tình thế suy thóai nhưng chúng có thể giúp tránh được một sự lao dốc sâu hơn.
 
2008 là một năm mà dự báo nhu cầu dầu thế giới giảm mạnh.Thật vậy,tăng trưởng nhu cầu dầu đã bị giảm từ ước tính ban đầu là 1.3 mb/d còn 0.1 mb/d vì số liệu kì thực tế đã cho thấy quá rõ ràng xu hướng.Tình trạng suy thóai của kinh tế tòan cầu là nguyên nhân chính dẫn đến nhu cầu dầu giảm.Do tình hình sản xuất kinh doanh tòan cầu cũng ngày càng tệ hơn nên dự báo nhu cầu dầu 2009 hiện nay giảm thêm 0.2 mb/d nữa (xem biểu đồ 1)
 
 
 
Năm nay,cung dầu mỏ của các nước không thuộc khối OPEC cũng được điều chỉnh giảm dự báo từ mức dự báo ban đầu là 0.9 mb/d còn khỏang 0.1 mb/d.Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của cơn bão ở vịnh Mexico và thiếu ống dẫn dầu ở khu vực trung tâm Châu Á kéo dài hơn dự tính.Công tác bảo trì kéo dài và nặng nề ở Biển Bắc,thuế xuất khẩu của Nga tăng và tỉ lệ sản lượng giảm nhiều hơn dự đóan đặc biệt ở Mexico cũng góp phần làm hạn chế nguồn cung từ các nước không thuộc khối OPEC trong năm 2008.Năm 2009,cung dầu mỏ của các nước không thuộc khối OPEC dự báo đạt 0.6 mb/d,phần nào phản ánh được sự hồi phục từ họat động sản xuất kinh doanh chậm chạp của năm nay.Việc tái sản xuất và khởi động dự án mới sẽ góp phần cải thiện nguồn cung dầu mỏ từ các nước không thuộc khối OPEC trong năm tới.Tuy nhiên,tình hình giá cả thấp hơn hiện nay tạo thêm thách thức cho các dự án dầu công nghệ mới,đặc biệt là đối với dầu lọc không theo công nghệ truyền thống,cho thấy những rủi ro có khả năng xảy đến.
 
Do nhu cầu dầu thế giới vẫn tiêu cực và nguồn cung từ các nước không thuộc khối OPEC có dấu hiệu tích cức nên nhu cầu dầu thô OPEC dự báo sẽ giảm mạnh trong năm 2009,giảm 1.4 mb/d xuống mức trung bình là 30.2 mb/d.Hơn nữa,trong quí 1 năm 2009,nhu cầu dầu thô OPEC dự báo giảm đến 2.3 mb/d so với cùng kì năm trước.Kết quả là,các mức sản lượng thỏa thuận gần đây của OPEC sẽ cao hơn nhu cầu dầu thô OPEC sẽ dẫn đến một sự gia tăng không phù hợp trong quí 1 và tồn kho ngày càng tăng thêm trong suốt hai quí tới.Số liệu mới nhất đã xác nhận xu hướng này với tồn kho tháng 10 của OECD và số liệu sơ bộ tháng 11 cho thấy một sự gia tăng tồn kho bất hợp lý lên đến mức cao nhất kể từ tháng 12/2006 và hiện cao hơn mức tủng bình trong vòng 5 năm là 75 mb (xem biểu đồ 2).Đối nghịch với nhu cầu đang giảm mạnh,thời gian tồn kho của OECD hiện nay là 56.3 ngày,nhiều hơn mức trung bình 5 năm qua là 4 ngày.Do tình hình hình thị trường chung hiện giờ,sự thặng dư này có thể tăng thậm chí cao hơn mức tăng của nhu cầu đang trên đà giảm.Ngòai ra,mua hàng trả chậm cũng tạo thêm động lực làm tăng tồn kho,cụ thể là sự gia tăng sử dụng hàng tồn kho hiện là 45 mb đối với dầu thô.
 
Sự mất cân bằng ngày càng tăng trong thị trường dầu mỏ trong những quí tới sẽ dẫn đến tồn kho ngày càng cao nếu suy thóai tòan cầu ảnh hưởng sâu hơn.Đây quả thực là một thách thức thật sự đối với tất cả các thị trường và trở thành tâm điểm để bàn luận trong cuộc gặp mặt các bộ trưởng ở Oran,Algeria vào ngày 17/12/2008.
 

ĐỌC THÊM