Bản tin dầu thô chiều ngày 31/07/2020
Giá dầu đã phục hồi hôm thứ Sáu, sau khi chạm mức thấp ba tuần trong phiên trước đó, phản ứng với sự sụt giảm kỷ lục trong tăng trưởng của Mỹ khi coronavirus tàn phá nền kinh tế kiêm nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.
Dầu thô Brent tăng 14 cent, tương đương 0,3%, ở mức 43,08 USD/thùng vào 0353 GMT. Hôm thứ Năm, Brent đã chốt giảm 1,9% nhưng đã phục hồi phần lớn con số giảm từ mức thấp nhất kể từ ngày 10/7.
Dầu thô Mỹ tăng 21 cent, tương đương 0,5%, lên 40,13 sau khi giảm 3,3% trong phiên trước đó, một lần nữa phục hồi từ mức thấp kể từ ngày 10 tháng 7.
Theo đó Brent đang hướng tới tháng tăng thứ tư liên tiếp, trong khi dầu thô của Mỹ đang hướng tới tháng tăng thứ ba liên tiếp, vì các hợp đồng đã phục hồi từ mức thấp kỷ lục hồi tháng 4 khi phần lớn thế giới bị khóa chặt.
Nhưng khi một đợt nhiễm thứ hai hoành hành trên khắp thế giới, mối đe dọa đối với nhu cầu dầu đang trở nên rõ ràng.
"Giá cân bằng có thể sẽ thấp hơn," Michael McCarthy, chiến lược gia trưởng tại CMC Markets nói. "Bây giờ chúng tôi đã xử lý các vấn đề xung quanh việc OPEC +, chúng tôi biết những gì đang xảy ra ở đó, vấn đề chính của thị trường dầu mỏ là nhu cầu bị phá hủy."
OPEC +, một nhóm bao gồm Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, cùng nhau lên kế hoạch tăng sản lượng từ thứ Bảy, thêm khoảng 1,5 triệu thùng mỗi ngày vào nguồn cung toàn cầu.
Trên toàn cầu, triển vọng kinh tế đã mờ đi một lần nữa, với sự gia tăng các ca nhiễm coronavirus làm tăng nguy cơ phong tỏa trở lạivà đe dọa bất kỳ sự phục hồi nào, theo các cuộc thăm dò của Reuters với 500 nhà kinh tế trên toàn cầu.
Điều đó đã được nhấn mạnh bởi tin tức hôm thứ Năm rằng tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ đã sụp đổ với tỷ lệ hàng năm là 32,9%, mức giảm sản lượng sâu nhất kể từ khi số liệu này bắt đầu vào năm 1947.
Tại Đức, sản lượng cũng giảm kỷ lục, với nền kinh tế lớn nhất châu Âu này thu hẹp 10,1% trong quý từ tháng 4 đến tháng 6.
Bản tin dầu thô sáng 31/7/2020
Chuẩn dầu của Mỹ đã chốt phiên dưới 40 đô la một thùng vào thứ Năm, chạm mức hỗ trợ quan trọng đối với vị thế mua trên thị trường, khi các trader phớt lờ sự sụt giảm mạnh của tồn kho dầu thô được báo cáo bởi chính phủ hôm thứ Tư để tập trung vào những lo ngại về nhu cầu do Covid-19 gây ra.
WTI được giao dịch tại New York đã giảm 1,35 đô la, tương đương 3,3%, ở mức 39,92 USD/thùng. Đây là lần chốt phiên đầu tiên của WTI dưới 40 đô la kể từ ngày 9 tháng 7 và đánh dấu sự trượt giá lớn nhất kể từ ngày 11 tháng 6.
Brent giao dịch tại Luân Đôn cũng đóng cửa giảm 50 xu, tương đương 1,1%, ở mức 43,25 USD/thùng.
Mới hôm thứ Tư, WTI đã tăng 0,6% trong khi Brent tăng 1,2% sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng báo cáo rằng tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 10,6 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 24 tháng 7, gây ngạc nhiên cho các trader dự báo tồn kho tăng 357.000 thùng.
Nhưng tất cả tâm lý tăng giá đó đã bốc hơi vào thứ Năm khi hầu hết các mặt hàng, bao gồm cả vàng trú ẩn an toàn, đã giảm do dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đã thu hẹp gần 33% trong quý hai - một sự sụt giảm chưa từng thấy kể từ thời Đại suy thoái.
Báo cáo thất nghiệp hàng tuần của Mỹ, cũng được công bố hôm thứ Năm, cho thấy khoảng 1,43 triệu người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu vào tuần trước. Các báo cáo hàng tuần liên tục cho thấy ít nhất 17 triệu người Mỹ không có việc làm kể từ khi coronavirus lần đầu tiên buộc hàng chục nghìn doanh nghiệp ở nước này phải đóng cửa vào tháng 3.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jay Powell cảnh báo hôm thứ Tư rằng tốc độ phục hồi kinh tế được nhìn thấy kể từ khi mở cửa trở lại hồi tháng Năm đã chậm lại. Ông cũng cho biết một số công việc bị mất do đại dịch có thể không bao giờ quay trở lại, thêm vào đó những người bị sa thải bởi các quán ăn và nơi giải trí công cộng như nhà hàng và quán bar không có đủ việc làm để quay trở lại.
Scott Shelton, nhà môi giới hợp đồng tương lai năng lượng tại ICAP (LON: NXGN) ở Durham, Bắc Carolina nhận định “các nhà đầu cơ giá xuống nghĩ rằng nhu cầu sẽ không quay trở lại mạnh mẽ như mong đợi”.
“Họ đang theo dõi lợi nhuận và thị trường giao ngay. Họ đang nhìn vào sức mua dầu thô giảm của Trung Quốc. Họ nhìn vào bức tranh ở khía cạnh giao ngay và không thấy tồn kho giảm mà nhiều ngân hàng và chuyên gia tư vấn dự báo. Họ nói về sự tái bùng phát của COVID không chỉ ở Mỹ, mà cả thế giới và nghĩ rằng có thể sẽ có đợt phong tỏa lớn nữa sắp diễn ra. Họ nghĩ rằng nguồn cung sẽ quay trở lại nhưng nhu cầu thì không”.
Trên mặt trận Covid-19, Mỹ đã ghi nhận hơn 4,4 triệu ca nhiễm bệnh, theo Đại học Johns Hopkins. Trong khi đó, tổng số người chết do đại dịch của nước này đã vượt 150.000 người, chiếm hơn một phần năm số ca tử vong toàn cầu do virus này.