Bản tin chiều 31/8/18
Giá dầu vẫn dao động quanh mốc 70 USD sau khi tăng vọt đêm qua được hỗ trợ bởi lệnh cấm vận sắp tới của Mỹ lên Iran, sản lượng Venezuela đang giảm, nhưng bị kìm hãm bởi lo ngại về cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ có thể gia tăng.
Dầu Brent giao tháng 10 giảm 11 cent xuống 77,66 USD/thùng, hợp đồng tháng 10 sẽ hết hạn vào phiên tối nay và hướng tới mức tăng 4% trong tháng này. Trong khi dầu thô WTI giao tháng 10 nhích 2 cent lên 70.27 USD/thùng, dự kiến sẽ đạt được mức tăng 2% trong tháng 8.
Các bản tin cho biết Tổng thống Donald Trump muốn triển khai kế hoạch áp thuế quan bổ sung lên thêm 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc ngay khi kết thúc thời gian tham khảo ý kiến công chúng về kế hoạch này vào tuần tới. Tin này được đưa ra sau khi Mỹ và Trung Quốc áp đặt thuế quan đối với hàng hóa trị giá 16 tỷ đô la lẫn nhau. Hai nước cũng đã đánh thuế qua lại lên hàng hóa nhập khẩu trị giá 34 tỷ đô la trong tháng Bảy.
Các biện pháp trừng phạt sắp tới của Mỹ đối với xuất khẩu dầu của Iran và những gián đoạn nguồn cung dự kiến từ Venezuela cũng vẫn được chú ý.
Các trader kỳ vọng nguồn cung dầu thô giảm trong tháng 11 khi các lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran sẽ có hiệu lực.
Iran sản xuất khoảng 3,65 triệu thùng dầu thô mỗi ngày trong tháng 7, trở thành nước sản xuất lớn thứ ba trong OPEC, sau Saudi và Iraq.
Một dấu hiệu cho thấy thị trường đang thắt chặt đó là lượng dầu chưa bán được nằm ở lưu vực Đại Tây dương đã giảm từ 30 lô xuống chỉ còn một ít trong những tuần gần đây.
Dự báo
Giá đã bứt phá được ngưỡng 70 nên có thể test lại mức cao nhất năm 2018 ở 73.74. Tuy nhiên, để giá chạm được mốc kháng cự này thì cần có thêm thông tin tích cực hỗ trợ mạnh mẽ để có thể duy trì được phạm vi 70-73, nhưng hiện tại thì thị trường vẫn chưa có được tin tức lạc quan đủ mạnh để củng cố được mức giá này không bao gồm các yếu tố gián đoạn nguồn cung bất ngờ.
Do đó, theo nhận định của chúng tôi, cần phải quan sát lực đầu cơ giữa trader giá lên và giá xuống. Trong khi bulls đang muốn tiếp tục test các mốc kháng cự tiếp theo là 72-73, nhưng có lẽ quá trình này sẽ bị gián đoạn khi có sự can thiệp của động thái bán chốt lời của bears. Do đó xu hướng giá sắp tới sẽ tiếp tục giằng co và biến động mạnh trong từng phiên giao dịch. Vì vậy xangdau.net dự đoán giá sẽ cố gắng bứt phá lên 73 nếu tìm được các yếu tố hỗ trợ mạnh, nhưng nhiều khả năng sau đó sẽ điều chỉnh giảm dần trở lại 68-69 sau báo cáo tồn kho dầu thô Mỹ vào ngày 12/09 dự đoán sẽ không còn lạc quan nữa vì Mỹ bước vào giai đoạn tiêu thụ thấp điểm.
Bản tin sáng 31/8/2018
Giá dầu hôm thứ Năm đã tăng lên mức cao nhất trong tháng 8, được thúc đẩy bởi hai tuần giảm liên tiếp trong nguồn cung dầu thô của Mỹ và những lo ngại liên tục về hàng tồn kho toàn cầu thắt chặt hơn với các lệnh trừng phạt của Mỹ lên Iran
West Texas Intermediate tháng 10 tại sàn giao dịch New York, CLV8, chuẩn Mỹ, đã vượt mức 70 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 7, tăng 74 cent, tương đương 1,1%, lên mức 70,25 USD/thùng. Đây là mức đóng phiên cao nhất cho hợp đồng front-month kể từ ngày 20 tháng 7. Dầu thô Brent tháng 10 LCOV8 trên thị trường thế giới, hết hạn giao dịch vào thứ Sáu, tăng 63 cent, tương đương 0,8%, ở mức 77,77 USD/thùng trên sàn ICE Futures Europe.
Cả hai hợp đồng này đánh dấu mức chốt phiên cao nhất cho tháng 8 và trên đà đạt được mức tăng cho tuần và tháng.
Giá dầu thô tiếp tục đà tăng để đánh dấu mức tăng trong tháng này do hàng tồn kho giảm mạnh của Mỹ và gián đoạn xuất khẩu dầu thô của Iran đã làm cho các nhà đầu tư đặt cược vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu toàn cầu, điều sẽ hỗ trợ giá dầu.
Xuất khẩu dầu của Iran dự kiến sẽ giảm từ 2,7 triệu thùng/ngày trong tháng 6 xuống còn 1,5 triệu thùng/ngày trong tháng 9, tờ Wall Street Journal đưa tin hồi đầu tuần này.
Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hồi tháng 5, cho phép các biện pháp trừng phạt chống Iran quay trở lại . Đợt trừng phạt đầu tiên có hiệu lực vào tháng trước và các biện pháp trừng phạt của đợt thứ
OPEC đang giám sát chặt chẽ các mức cung để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt có thể xảy ra và sẽ thảo luận trong tháng 12 về khả năng các thành viên có thể tăng sản lượng để bù đắp cho sự thiếu hụt của dầu thô Iran.
Sau một thỏa thuận vào tháng 6 trở lại mức tuân thủ 100% trong thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu bắt đầu vào tháng 1/2017, OPEC đã bắt đầu tăng sản lượng, giảm mức độ tuân thủ cắt giảm dầu còn 109% trong tháng trước từ 120% trong tháng 6.
Giá dầu đã có một khởi đầu tăng điểm trong phiên khi các nhà đầu tư tiếp tục lạc quan với một báo cáo EIA, công bố hôm thứ Tư, cho thấy nguồn cung dầu thô của Mỹ giảm 2,566 triệu thùng trong tuần trước, vượt ước tính giảm 0,686 triệu thùng.
Sự sụt giảm lớn trong nguồn cung dầu thô diễn ra trong khi nhập khẩu giảm khoảng 0,657 triệu thùng/ ngày, trong khi xuất khẩu tăng 0,624 triệu thùng/ngày, số liệu từ EIA cho thấy.
"Báo cáo EIA ngày hôm qua đã bổ sung thêm một dấu hiệu lạc quan bất ngờ cho dầu thô kỳ hạn Mỹ, vì các kho dự trữ dầu thô giảm bất chấp sụt giảm trong lượng dầu đi vào nhà máy tinh chế", JBC Energy cho biết. "Nguyên nhân chính là tuần thứ hai liên tiếp nhập khẩu thấp hơn."
Các nhà quan sát thị trường dầu có thể sẽ chuyển sang dữ liệu giàn khoan Baker Hughes vào thứ Sáu cho các dấu hiệu cho thấy sản lượng của Mỹ tiếp tục thắt chặt sau khi dữ liệu vào thứ Tư cho thấy tăng trưởng sản lượng dầu của Mỹ ổn định.
Dự báo
Giá dầu thô WTI chốt tăng hôm thứ Năm do các nhà giao dịch tiếp tục lạc quan về một báo cáo dầu khí Mỹ tích cực từ ngày hôm trước và các dấu hiệu thắt chặt nguồn cung dầu thô toàn cầu trong bối cảnh xuất khẩu của Iran giảm.
Dầu thô đã vượt ngưỡng 70.00 và thị trường đang tranh luận liệu có nên tiếp tục xu hướng tăng hay tạo ra một đợt thoái lui sâu hơn xuống dưới ngưỡng này.
Một sự bứt phá liên tục trên ngưỡng 70.00 có thể dẫn đến khả năng test lại mức cao nhất năm 2018 ở 73.74, trong khi một nỗ lực chọc thủng xuống mức 70.00 có thể dẫn đến ngưỡng 68.00. Thị trường cần thêm thông tin để thiết lập một xu hướng ngắn hạn rõ ràng.
Với các nguyên nhân cung cầu trái chiều xuất hiện trên thị trường như sự gia tăng lo ngại về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, cam kết tăng sản xuất của OPEC, nguồn cung tích trữ của Mỹ giảm mạnh, những tín hiệu đầu tiên của cấm vận dầu mỏ Iran đã xuất hiện, các nhà đầu tư một lần nữa đang đặt cược tăng vào giá dầu thô với phạm vi giá 67-69 trong ngắn hạn.
Trong trung và dài hạn, giá vẫn tiếp tục chịu sự chi phối của nguyên tắc cung –cầu. Biên độ dao động mạnh trong từng phiên giao dịch. Phạm vi giá biến động từ 65-70 USD.