Bản tin dầu thô sáng 31/7/2019
Đồn đoán về sự sụt giảm mạnh trong xuất khẩu dầu của Iran và khả năng lần đầu tiên Mỹ giảm lãi suất trong một thập kỷ đã giúp dầu thô tăng mạnh nhất trong ba tuần.
Tuy nhiên, mức tăng có thể thất bại trước cuối tuần do lo lắng về nhu cầu tiêu thụ của Mỹ.
Dầu thô West Texas Intermediate chốt tăng 1,18 đô la, tương đương 2%, ở mức 58,05 đô la/thùng. Dữ liệu cho thấy đó là mức tăng trong một phiên lớn nhấ của WTI kể từ ngày 10 tháng 7.
Brent giao dịch tại London, chuẩn quốc tế, đã chốt tăng 1,01 đô la, tương đương 1,6%, lên 64,72 USD mỗi thùng. Xuất khẩu dầu của Iran đã giảm trong tháng 7 xuống mức thấp 100.000 thùng mỗi ngày do các lệnh trừng phạt và căng thẳng gia tăng với Mỹ và Anh, Reuters đưa tin, trích dẫn một nguồn tin trong ngành công nghiệp và dữ liệu tàu chở dầu.
Sự sụt giảm xuất khẩu từ thành viên OPEC này có thể làm tăng thêm tác động của hiệp ước cắt giảm nguồn cung mà OPEC khởi xướng.
Kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang FED sẽ cắt giảm lãi suất tối thiểu 25 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách 30-31/7 cũng đã tạo ra một đi vững chắc trên các thị trường trong tháng này, thúc đẩy tài sản từ cổ phiếu cho đến hàng hóa.
Ủy ban Thị trường mở Liên bang FOMC sẽ họp vào thứ Ba và thứ Tư và dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất quỹ liên bang còn 2% đến 2,25% vào thứ Tư. Lãi suất hiện nay là 2,25% đến 2,5%.
Trong khi bản thân dầu mỏ đã chứng kiến vận may trái chiều từ việc cắt giảm lãi suất, với WTI và Brent hướng đến tháng giảm giá thứ hai trong ba tháng, cả hai chuẩn dầu này đã tránh được một số suy giảm tồi tệ nhất trong tháng 7 nhờ mua hỗ trợ liên quan đến đầu cơ FED giảm lãi suất.
“Cắt giảm lãi suất của FED sẽ cung cấp khả năng thay đổi ý định cho các ngân hàng trung ương khác để giảm lãi suất, và việc nghĩ về nỗ lực chính sách phối hợp này đang cung cấp bàn đạp cho giá dầu,” Stephen Innes, đối tác quản lý tại Vanguard Markets, nói.
Ngân hàng Nhật Bản BOJ và Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB đã kiềm chế không kích thích thêm trong tuần trước, nhưng cả hai đều để ngỏ cho hành động tiếp theo.
“Ngoài ra, các thị trường có khả năng định vị trước dự đoán phản ứng chính sách quan trọng từ (Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc), sẽ giống như thêm nhiên liệu máy bay vào các thị trường rủi ro,” theo ông Innes.
“Ngoài ra, việc nối lại các cuộc đàm phán thương mại (giữa Mỹ và Trung Quốc) đang được xem xét theo chiều hướng tích cực, và, trong khi các thị trường vẫn hy vọng điều tốt nhất nhưng chuẩn bị cho khả năng tồi tệ nhất, một thỏa thuận thực tế sẽ được coi đó là một dấu hiệu tích cực,” ông nói.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Robert Lighthizer đang ở Thượng Hải để gặp gỡ các nhà đồng cấp Trung Quốc. Nhưng kỳ vọng vẫn còn thấp cho bất kỳ bước đột phá lớn nào trong các cuộc đàm phán Mỹ-Trung Quốc.
Và các tweet từ Tổng thống Trump hôm thứ Ba cho thấy một thỏa thuận có thể còn xa hơn so với những gì gần đây, tờ Washington Post cho biết.
Và mặc dù tâm lý tích cực, vẫn có một cảm giác dai dẳng rằng bất cứ thứ gì làm tăng giá dầu đều có thể suy yếu dần trước cuối tuần khi những lo lắng về nhu cầu tiếp tục làm trì trệ thị trường.
Cuộc khủng hoảng Iran đã là con dao hai lưỡi cho thị trường. Trong khi sự sụt giảm trong xuất khẩu dầu thô của Tehran, do lệnh trừng phạt đã làm tăng giá dầu, quyết định của Iran, vào đầu tuần, là tổ chức các cuộc đàm phán hạt nhân với Anh, Đức, Pháp, Nga và Trung Quốc đang làm kềm hãm giá.
Nếu căng thẳng về Iran giảm bớt hoặc nếu Tehran tìm cách đạt được thỏa thuận hạt nhân mới với chính quyền Trump để ngừng các lệnh trừng phạt đối với dầu của họ, có những lo ngại rằng có tới 2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày có thể tiến vào thị trường, lấy đi toàn bộ nỗ lực cắt giảm sản lượng của OPEC và thêm vào tình trạng thừa cung hiện tại.
Ngoài những cân nhắc về địa chính trị, sự chú ý sẽ chuyển sang dữ liệu hàng tuần của Viện Dầu khí Mỹ API về các kho dự trữ dầu thô của Mỹ, trước dữ liệu chính thức của Cơ quan Thông tin Năng lượng EIA vào Thứ Tư.
Tuần trước, dữ liệu EIA cho thấy sự sụt giảm gần 11 triệu thùng đã hầu như không làm giá tăng. Các nhà phân tích cho rằng mức sụt giảm này đã bị bóp méo bởi cơn bão Barry. Cơn bão tấn công bờ biển miền trung Louisiana vào ngày 15 tháng 7 và buộc các công ty dầu khí phải ngừng sản xuất trên các giàn khoan dầu hoạt động ở Vịnh Mexico.
Dự báo dầu thô sáng 31/7/2019
API tối thứ Ba cho biết rằng tồn kho dầu của Mỹ đã giảm 6,024 triệu thùng trong tuần trước. Cơ quan này cũng cho thấy các kho dự trữ xăng giảm 3,135 triệu thùng, trong khi tồn kho sản phẩm chưng cất đã giảm 890.000 thùng. Các kho dự trữ dầu tại Cushing, Oklahoma, trung tâm phân phối của hợp đồng tương lai New York Mercantile Exchange, được báo cáo giảm 1,449 triệu thùng.
Báo cáo tuần của EIA sẽ phát hành là vào thứ Tư lúc 10 giờ sáng Eastern. Các nhà phân tích được khảo sát bởi The Wall Street Journal, tìm kiếm mức giảm 2,1 triệu thùng trong các kho dự trữ dầu thô, trong khi dự trữ xăng giảm 1,8 triệu thùng và sản phẩm chưng cất được dự báo sẽ tăng 700.000 thùng.
Kết quả là dầu thô tương lai đã tăng trong giao dịch điện tử, với WTI giao tháng 9 CLU19, giao dịch ở mức 58,34 USD/thùng, tăng từ mức chốt hôm thứ Ba là 58,05 USD.
Xangdau.net dự báo mốc 60 lại trở thành ngưỡng kháng cự cho dầu. Thị trường đang định giá dựa theo các tin tức, nên tính biến động rất cao, cho thấy tâm lý bất an, không kiên nhẫn của nhà đầu tư, họ sẵn sàng thanh lý vị thế mà mình nắm giữ theo hướng chốt lời hoặc lỗ. Phạm vi giá dao động khá lớn 55-60, nhưng tựu chung có lẽ các trader sẽ cố gắng duy trì trong phạm vi 56-58 cho các phiên còn lại của tháng 7.