Bản tin chiều 31/1/18
Giá dầu thế giới tiếp tục giảm trong bối cảnh các nhà đầu tư đang chờ đợi Mỹ công bố báo cáo về lượng dầu dự trữ của nước này vào cuối ngày hôm nay.
Tại thị trường New York, giá dầu thô WTI giao tháng Ba giảm 58 cent xuống 63.92 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent cũng giảm 0,44 USD xuống 69,02 USD/thùng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) sẽ công bố số liệu về lượng dự trữ dầu của nước này trong báo cáo hàng tuần vào cuối ngày hôm nay.
Theo một cuộc khảo sát của hãng tin Bloomberg, các nhà phân tích dự đoán kho dự trữ dầu thô của Mỹ đang đầy lên, sau khi đã giảm 10 tuần liên tiếp.
Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo sản lượng dầu của Mỹ sẽ vượt Saudi Arabia, đạt trên 10 triệu thùng/ngày trong năm 2018.
Các nhà phân tích cũng lo ngại rằng mức tăng sản lượng dầu từ Mỹ, Canada và Brazil sẽ nhiều hơn so với mức tăng của nhu cầu dầu toàn cầu trong thời gian từ nay cho tới hết năm 2018.
Những yếu tố đã từng hỗ trợ đắc lực cho giá dầu như đồng USD yếu, tồn kho giảm liên tục qua nhiều tuần, đặt cược hợp đồng giá lên tăng kỷ lục, đến nay đã dần yếu đi, dẫn đến tâm lý lo lắng. Tình trạng này dễ gây ra hiện tượng bán tháo khi có tin tức xấu trên thị trường. Dự báo giá có xu hướng giảm nhẹ dần và sẽ dao động quanh mức trước khi được hỗ trợ bởi đồng USD là 63-64 USD.
Bản tin sáng 31/1/18
Giá dầu thô Mỹ kết phiên 30/1 giảm mạnh, đánh dấu phiên giảm thứ hai liên tiếp, do lo ngại gia tăng về việc Mỹ đẩy mạnh khai thác dầu.
Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng 3 tại thị trường New York giảm 1,06 USD, tương đương 1,5%, xuống 64,50 USD/thùng. Đây là lần đầu tiên giá dầu giảm hai phiên liên tục kể từ đầu tháng.
Giá dầu Brent giao tháng 3 để mất 44 cent, tương đương 0,6%, còn 69,02 USD/thùng tại thị trường London.
Sản lượng dầu thô Mỹ đang áp sát mốc 10 triệu thùng/ngày trong tuần này, theo công ty môi giới PVM Oil Associates Ltd.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hồi đầu tháng dự báo sản lượng của Mỹ sắp vượt Saudi Arabia, khi tăng lên trên mốc 10 triệu thùng/ngày trong năm 2018 – mức cao nhất kể từ 1970.
Đồng USD tăng giá hôm thứ Hai, gây áp lực lên giá dầu. Trong khi đó, giá dầu tăng trong thời gian qua đã khuyến khích các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ tăng sản lượng, và điều này có thể làm hạn chế đà tăng của giá dầu.
Sáng nay giá tiếp tục rớt sau khi có báo cáo API cho thấy dự trữ dầu thô Mỹ tăng 3,229 triệu thùng trong tuần trước, vượt quá mong đợi. Trữ lượng xăng tăng 2,692 triệu thùng và nguồn cung sản phẩm chưng cất giảm 4,096 triệu thùng.
Nguồn cung dầu tại trung tâm Cushing, Oklahoma giảm 2,383 triệu thùng.
Giới đầu tư đang quan sát sự kiện Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đọc Thông điệp Liên bang chính thức đầu tiên của mình lúc 21h ngày 30/1 (9h sáng 31/1 theo giờ Việt Nam) trước lưỡng viện quốc hội.
PT kỹ thuật
Giá dầu thô tiếp tục giảm trong phiên tối qua thứ Ba nhưng chốt cao hơn mức thấp trong phiên, tuy nhiên mức đóng phiên này lại thấp hơn kháng cự gần đường hỗ trợ trước đó là đường xu hướng đi lên trùng với đường trung bình 10 ngày gần mức 64,66. Mục tiêu hỗ trợ gần mức thấp nhất trong tuần ở mức 64,10. Kháng cự là mức hỗ trợ trước đây. Xu hướng đã chuyển sang tiêu cực khi chỉ số MACD tạo ra tín hiệu bán ròng. Điều này xảy ra khi đường MACD (đường trung bình 12 ngày trừ đi đường trung bình 26 ngày) cắt xuống dưới đường tín hiệu MACD (đường trung bình 9 ngày của đường MACD).
Những yếu tố đã từng hỗ trợ đắc lực cho giá dầu như đồng USD yếu, tồn kho giảm liên tục qua nhiều tuần, đặt cược hợp đồng giá lên tăng kỷ lục, đến nay đã dần yếu đi, dẫn đến tâm lý lo lắng. Tình trạng này dễ gây ra hiện tượng bán tháo khi có tin tức xấu trên thị trường. Dự báo giá sẽ dao động quanh mức trước khi được hỗ trợ bởi đồng USD là 63-64 USD.