Bản tin chiều 30/6/17
Giá dầu đang có tuần tăng mạnh nhất kể từ giữa tháng 5, kết thúc 5 tuần giảm do sức ép từ sản lượng Mỹ.
Cụ thể, WTI đã tăng thêm 5.1% trong tuần này, trong khi Brent tăng 4.7%, đánh dấu đợt tăng lớn nhất kể từ tuần kết thúc ngày 19 tháng 5.
Dầu thô WTI tăng 0,7%, tức 29 cent, ở mức 45,22 USD/thùng, Brent tăng 0,6%, tương đương 28 cent, lên 47,70 USD/thùng.
Có hai nguyên nhân chính: Một là phản ứng từ phía nguồn cung Mỹ trước giá dầu thấp và chúng ta có thể thấy giá tăng nhiều hơn nếu có sự sụt giảm sản lượng dầu và yếu tố khác là đồng USD suy yếu hơn.
Dữ liệu cho thấy sản lượng Mỹ sụt giảm đã thúc đẩy thị trường tuần này sau khi giá dầu chạm mức thấp trong 10 tháng vào tuần trước khi lượng cung tăng.
Trong khi đó, nhu cầu dầu thô Biển Bắc đang có dấu hiệu gia tăng chưa từng thấy trong một thời gian dài.
Hôm thứ Năm, khoảng 6 triệu thùng dầu Brent Biển Bắc được tích trữ trên các tàu, giảm so với mức cao nhất 4 tháng lên tới 9 triệu tấn vào tuần tuần trước. Có vẻ như các nhà máy lọc dầu đang bắt đầu mua nhiều hơn.
Trong những tuần gần đây, các quỹ đã bỏ vị thế đầu cơ dài, giảm đặt cược vào giá cao hơn, trong khi các công ty môi giới trong đó có Goldman Sachs và Societe Generale đã hạ dự báo giá dầu thô năm 2017.
Hôm thứ Năm, SocGen dự đoán dầu thô WTI sẽ đạt mức trung bình 47,50 USD/thùng trong quý III, giảm so với dự đoán 55 USD/thùng trước đó.
Sản lượng dầu thô của Mỹ giảm 100.000 thùng/ngày xuống 9.3 triệu thùng/ngày trong tuần trước, mức giảm hàng tuần nhiều nhất kể từ tháng 7 năm 2016. Nhiều nhà đầu cơ giá lên đang hy vọng với sản lượng ít hơn đồng nghĩa với các nhà sản xuất giảm bớt số giàn khoan. Tối nay giá sẽ bị ảnh hưởng bởi số liệu giàn khoan.
Mức giá 45,05 USD hiện nay được xem là một mốc rất quan trọng để biết liệu người mua hay người bán đang nắm quyền kiểm soát.
Giá phục hồi trong những phiên gần đây được cho là do hoạt động short-covering chứ không phải dựa trên nguyên nhân cơ bản cung-cầu nên đà tăng không được sự hỗ trợ bền vững. Nếu trong tuần tới có bất cứ tin đồn gì bất lợi trước cuộc họp của Ủy ban giám sát OPEC thì khả năng giá quay đầu lại 43-44.5 USD là hoàn toàn có thể xảy ra.
Bản tin sáng 30/6/17
Giá dầu thô thế giới tăng phiên thứ sáu liên tiếp hôm 29/6, một ngày sau khi số liệu cho thấy sản lượng dầu thô ở Mỹ giảm do thời tiết xấu. Tuy vậy giới phân tích cho rằng sự sụt giảm sản lượng chỉ là tạm thời.
Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng Tám tăng 19 cent, tương đương 0,4%, lên 44,93 USD/thùng tại thị trường New York. Đây là mức đóng cửa cao nhất kể từ 13/6. Tương tự, giá dầu Brent giao tháng Tám, leo 11 cent, tương đương 0,2%, lên 47,42 USD/thùng. Tính từ đầu tháng, mức giảm giá của dầu WTI và Brent đã được thu hẹp lại còn 6,9% và 5,7%.
Khả năng chống chịu và hiệu quả cải thiện của các công ty dầu Mỹ đã làm giảm nỗ lực của OPEC nhằm giảm tồn kho trên toàn cầu. Kể từ tháng 01 khi OPEC và Nga bắt đầu cắt giảm sản lượng, giá dầu đã “bốc hơi” hơn 16% trong khi tình trạng dư cung vẫn tiếp diễn.
Ngân hàng Societe Generale hôm thứ Năm hạ dự báo giá dầu WTI và Brent trong năm nay và năm sau, do nguồn cung từ Mỹ cũng như các thành viên của OPEC gồm Libya và Nigeria tăng.
Hiện nay mốc 45,05 USD được xem là mức giá tâm lý rất quan trọng. Một sự di chuyển bền vững trên mốc 45.05 sẽ báo hiệu sự có mặt của người mua. Điều này có thể tạo động lực cần thiết để thách thức mức 46,22 USD. Đây là điểm khởi động cho sự tăng tốc lên 47,14 USD.
Nếu duy trì dưới 45,05 đô la sẽ cho thấy sự hiện diện của người bán. Điều này có thể dẫn đến giá dần bị phá vỡ với mức hỗ trợ lần lượt là 44,45 USD, 43,72 USD, 43,55 USD và 43,32 USD.
Việc theo dõi diễn biến giá quanh mốc 45,05 USD trong tất cả các phiên sẽ cho chúng ta biết liệu người mua hay người bán đang nắm quyền kiểm soát.
Giá phục hồi trong những phiên gần đây được cho là do hoạt động short-covering chứ không phải dựa trên nguyên nhân cơ bản cung-cầu nên đà tăng không được sự hỗ trợ bền vững. Nếu trong tuần tới có bất cứ tin đồn gì bất lợi trước cuộc họp của Ủy ban giám sát OPEC thì khả năng giá quay đầu lại 43-44.5 USD là hoàn toàn có thể xảy ra.