Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 30/04/2018

Bản tin chiều 30/4/18

Giá dầu giảm do số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ tiếp tục tăng, cho thấy sản lượng dầu mỏ của nước này vẫn chưa có dấu hiệu hạ bớt. Tuy nhiên, giá dầu hiện vẫn neo ở quanh mức cao nhất hơn ba năm qua và đang hướng tới tháng tăng giá thứ hai liên tiếp.

Giá dầu ngọt nhẹ WTI giao kỳ hạn tháng 6 giảm 27 cent xuống 67,83 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent cũng mất 33 cent xuống 74,46 USD/thùng.

Tuy nhiên, theo Michael McCarthy, giám đốc chiến lược tiếp thị của CMC Markets, nhận định rằng khối lượng giao dịch trong phiên giao dịch sáng ngày 30/4 khá thấp và hoạt động bán ra không mạnh, điều này có thể giúp thị trường đóng cửa với mức tăng.

Báo cáo mới nhất của công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho biết, số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ tăng 5 giàn trong tuần kết thúc ngày 27/4 vừa qua, lên 825 giàn, mức cao nhất kể từ tháng 3/201. Điều này cho thấy Mỹ vẫn không ngừng đẩy mạnh sản lượng.

Ngoài ra, những đồn đoán về khả năng Mỹ sẽ tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran, điều này sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu năng lượng của nước này.

Tổng thống Donald Trump hiện đặt thời hạn chót để các nước châu Âu soạn hiệp định bổ sung cho thỏa thuận giữa Iran và Nhóm P5 vào ngày 12/5 tới, sau đó Washington sẽ chính thức đưa ra quyết định "đi hay ở".

Bất ổn địa chính trị vẫn là động lực quan trọng nhất cho tâm lý giá dầu, trong bối cảnh nguồn cung giảm nhờ thỏa thuận OPEC và nhu cầu toàn cầu mạnh tiếp tục hỗ trợ thị trường.

Dự báo

Yếu tố quan trọng khiến giá biến động ở mức cao cho đến ít nhất là vào 12 tháng 5 chính là liệu chính quyền Trump sẽ khôi phục lại các biện pháp trừng phạt đối với Iran đã được dỡ bỏ dưới thời chính quyền Obama sau thỏa thuận về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.

Các trader sẽ tỏ ra thận trọng hơn trước thông báo của Trump về thỏa thuận hạt nhân Iran nên mục tiêu thúc đẩy giá lên mức 70 USD/thùng sẽ có phần dè dặt, nhưng tâm lý chung đến thời điểm này vẫn còn lạc quan nhờ những cắt giảm của OPEC cũng như kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ tăng cao do Mỹ chuẩn bị bước vào mùa lái xe du lịch hè. Do đó, trước khi đạt được ngưỡng 70 thì cần có thời gian để củng cố niềm tin của trader qua vài phiên.

Bản tin sáng ngày 30/4/2018

Giá dầu giảm nhẹ trong phiên châu Á sáng thứ Hai do số lượng giàn khoan tăng tại Mỹ cho thấy sản lượng cao hơn, nhưng giá duy trì gần mức cao hơn 3 năm và đang trên đà đạt mức tăng trong tháng thứ hai liên tiếp.

Dầu mỏ đã được thúc đẩy bởi những lo ngại về nguồn cung trong bối cảnh triển vọng của Mỹ áp đặt lại các biện pháp trừng phạt lên Iran, trong khi các nhà sản xuất do OPEC dẫn đầu tiếp tục cắt giảm nguồn cung.

Dầu thô Brent kỳ hạn (LCOc1), chuẩn quốc tế, giảm 34 cent, tương đương 0,5%, xuống còn 74,30 USD/thùng trong phiên giao dịch sớm. Giá đã tăng lên mức cao 75,47 USD trong tuần trước, mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2014.

Dầu thô kỳ hạn Mỹ (WTI) (CLTI1) ở mức 67,98 USD/thùng, giảm 12 xu, tương đương 0,2% so với mức chốt cuối tuần trước.

"Có một sự sụt giảm nhỏ trong phiên giao dịch sáng nay nhưng khối lượng giao dịch thấp và không có nhiều cam kết trong việc bán ra. Xu hướng chung là tích cực và có khả năng thị trường đóng cửa cao hơn trong ngày hôm nay", Michael McCarthy, nhà chiến lược tiếp thị chính tại CMC Markets cho biết.

"Sức mạnh cơ bản của thị trường dầu thô là khá ấn tượng và rất nhiều trong số đó là dự đoán về lệnh trừng phạt ... Ngoài ra với hình ảnh nhu cầu tiêu thụ trên toàn cầu, và nếu điều đó tiếp tục, chúng tôi có thể thấy giá cao hơn.”

Công ty dầu đá phiến của Mỹ đã bổ sung thêm 5 giàn khoan dầu trong tuần tính đến ngày 27 tháng Tư, nâng tổng số lên 825, mức cao nhất kể từ tháng Ba năm 2015, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes của General Electric cho biết.

Bill O'Grady, chuyên gia phân tích thị trường trưởng của Confluence Investment Management cho biết: “Việc tăng giàn khoan là tín hiệu giảm nhẹ do giàn khoan tăng thường liên quan đến nguồn cung tăng.”

"Tuy nhiên, sự gia tăng giàn khoan là khiêm tốn và tin tức này bị lu mờ bởi những vấn đề khác, bao gồm suy giảm sản xuất của Angola, viễn cảnh chấm dứt thỏa thuận hạt nhân của Iran, nguy cơ  Houthis tiếp tục đe dọa  vận chuyển và cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Saudi."

Sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng hơn 25% kể từ giữa năm 2016 lên mức kỷ lục 10,59 triệu thùng/ngày. Chỉ có Nga hiện sản xuất nhiều hơn, vào khoảng 11 triệu thùng/ngày.

Giá dầu Brent đã tăng gần 6% trong tháng này, được thúc đẩy bởi kỳ vọng Mỹ sẽ tái áp đặt lệnh cấm vận.

Tổng thống Mỹ Donald Trump có thời gian đến ngày 12 tháng 5 để quyết định liệu có nên khôi phục các biện pháp trừng phạt đối với Iran đã được dỡ bỏ sau một thỏa thuận về chương trình hạt nhân tranh chấp của nước này.

"Chính xác những gì xảy ra với chương trình hạt nhân của Tehran vẫn là động lực quan trọng nhất trong tâm lý giá dầu," Stephen Innes, người đứng đầu giao dịch châu Á-Thái Bình Dương tại nhà môi giới hợp đồng OANDA cho biết.

Dự báo

Yếu tố quan trọng duy trì tín biến động ở mức cao cho đến ít nhất là vào 12 tháng 5 chính là liệu chính quyền Trump sẽ khôi phục lại các biện pháp trừng phạt đối với Iran đã được dỡ bỏ dưới thời chính quyền Obama sau một thỏa thuận về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.

Các trader sẽ tỏ ra thận trọng hơn trước thông báo của Trump về thỏa thuận hạt nhân Iran nên mục tiêu thúc đẩy giá lên mức 70 USD/thùng sẽ có phần dè dặt, nhưng tâm lý chung đến thời điểm này vẫn còn lạc quan nhờ những cắt giảm của OPEC cũng như kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ tăng cao do Mỹ chuẩn bị bước vào mùa lái xe du lịch hè. Do đó, trước khi đạt được ngưỡng 70 thì cần có thời gian để củng cố niềm tin của trader qua vài phiên.