Bản tin dầu thô chiều 29/7/2019
Giá dầu giảm sau khi Iran cho biết một cuộc họp khẩn về thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của họ là mang tính xây dựng.
Dầu thô WTI giảm 0,2% xuống 56,09 USD/thùng. Dầu Brent giảm 0,4% xuống còn 63,13 USD/thùng.
"Bầu không khí mang tính xây dựng. Các cuộc thảo luận rất tốt. Tôi không thể nói rằng chúng tôi đã giải quyết mọi thứ, tôi có thể nói có rất nhiều cam kết", Araqchi, nhà đàm phán hạt nhân cấp cao của Iran, nói với các phóng viên hôm Chủ nhật.
Tuy nhiên, dẫn lời Araqchi, Reuters đưa tin rằng Tehran có thể tiếp tục giảm các cam kết hạt nhân nếu châu Âu không cứu vãn được hiệp ước này.
Giág dầu đã nhích lên trong tuần trước, với WTI kết thúc tuần chỉ tăng 0,5% trong khi Brent tăng 1%.
Sắp tới, các trader sẽ tập trung vào cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang sắp diễn ra vào ngày 30-31/7. Thị trường đang dự đoán Fed sẽ cắt giảm lãi suất ít nhất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp lần này.
Báo cáo việc làm tháng 7 của Mỹ sẽ công bố vào thứ Sáu, dữ liệu kinh tế vĩ mô khác bao gồm các PMI sản xuất và phi sản xuất của Trung Quốc hôm thứ Tư cũng được dự kiến sẽ nhận được sự chú ý.
Trên mặt trận thương mại Trung-Mỹ, các quan chức hai nước sẽ họp vào thứ Ba trong hai ngày đàm phán thương mại. Nhưng không bên nào được cho là đang mong đợi nhiều hy vọng cho một bước đột phá.
Dự báo dầu thô chiều 29/7/2019
Diễn biến giá cho thấy rằng phải có một điều gì đó tác động về phía nguyên nhân cơ bản để kích hoạt một sự đột phá của phạm vi sáu tuần. Về cơ bản đang có một sự giằng co trên thị trường khiến giá dao động trong một phạm vi hẹp. Điều này sẽ tiếp tục cho đến khi dữ liệu kinh tế xấu đi hoặc cải thiện hơn.
Những tín hiệu hạ nhiệt trong căng thẳng ở Trung Đông và những dấu hiệu tiếp theo của nền kinh tế toàn cầu đang suy yếu có thể gây ra sự sụt giảm giá dầu. Dự trữ và sản xuất tăng của Mỹ có thể giúp đẩy nhanh sự dịch chuyển này.
Các nhà đầu cơ giá lên sẽ được hỗ trợ bởi sự gián đoạn nguồn cung thực tế ở Trung Đông, sự suy giảm thêm trong tồn kho của Mỹ và tiến bộ lớn trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung Quốc. Sự căng thẳng ở Trung Đông có thể sẽ kéo dài, nhưng trừ khi có một cuộc xung đột lớn dẫn đến sự gián đoạn nguồn cung, giá cả sẽ không thể biến động nhiều.
Mỹ và Trung Quốc sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại vào thứ Ba, nhưng hai cường quốc kinh tế thậm chí có thể không tiến gần tới một thỏa thuận. Các trader cho thấy phản ứng hạn chế đối với tin tức này, có lẽ báo hiệu sự thiếu tự tin trong tiến trình này.
Các quan chức ngân hàng trung ương các nước sẽ cố gắng làm chậm sự yếu kém trong nền kinh tế toàn cầu bằng cách hạ lãi suất. Tuy nhiên, những động thái này không được cho là sẽ có tác động ngay lập tức đến nhu cầu dầu thô.
Fed trong tuần này sẽ họp về chính sách lãi suất vào ngày 30 – 31/7. Thị trường kỳ vọng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ giảm lãi suất 0,25%. Ngân hàng trung ương Anh và Nhật Bản cũng sắp có quyết định về lãi suất.
Xangdau.net dự báo mốc 60 lại trở thành ngưỡng kháng cự cho dầu. Thị trường đang định giá dựa theo các tin tức, nên tính biến động rất cao, cho thấy tâm lý bất an, không kiên nhẫn của nhà đầu tư, họ sẵn sàng thanh lý vị thế mà mình nắm giữ theo hướng chốt lời hoặc lỗ. Phạm vi giá dao động khá lớn 55-60, nhưng tựu chung có lẽ các trader sẽ cố gắng duy trì trong phạm vi 56-58 cho các phiên còn lại của tháng 7.
Bản tin dầu thô sáng 29/7/2019
Giá dầu giảm vào sáng thứ Hai sau khi Iran mô tả các cuộc đàm phán khẩn cấp về thỏa thuận hạt nhân nhiều bên với một nhóm các bên ký kết là "mang tính xây dựng", cho thấy sự hạ nhiệt căng thẳng ở Trung Đông.
Dầu thô Brent giảm 21 cent, tương đương 0,4%, ở mức 63,16 USD/thùng. Giá Brent đã tăng 1,6% trong tuần trước.
Dầu thô WTI cũng giảm 12 cent, tương đương 0,2%, ở mức 56,08 USD/thùng, sau khi tăng 1% trong tuần trước.
Một cuộc họp khẩn cấp với các bên tham gia thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Iran mang tính xây dựng nhưng vẫn có những vấn đề chưa được giải quyết và Tehran sẽ tiếp tục giảm các cam kết hạt nhân nếu như châu Âu không cứu vãn được hiệp ước này, quan chức Iran Abbas Araqchi cho biết hôm Chủ nhật.
"Bầu không khí mang tính xây dựng. Các cuộc thảo luận rất tốt. Tôi không thể nói rằng chúng tôi đã giải quyết mọi thứ, tôi có thể nói có rất nhiều cam kết", Araqchi, nhà đàm phán hạt nhân cấp cao của Iran, nói với các phóng viên sau cuộc họp ở Vienna.
Cuộc họp này không có sự tham gia của Mỹ, nước đã rút khỏi thỏa thuận hồi tháng 5 năm 2018 và áp các lệnh trừng phạt trở lại đối với xuất khẩu dầu của Iran.
Tuy nhiên, căng thẳng vẫn ở mức cao quanh eo biển Hormuz, tuyến đường vận chuyển dầu quan trọng nhất thế giới, vì Iran từ chối thả tàu chở dầu mang cờ Anh mà họ đã bắt giữ nhưng cho phép lãnh sự Ấn Độ tiếp cận 18 thuyền viên.
Đan Mạch hoan nghênh đề xuất của chính phủ Anh về một sứ mệnh hải quân do châu Âu lãnh đạo để đảm bảo vận chuyển an toàn qua eo biển.
Hoa Kỳ cũng đang thực hiện một sáng kiến an ninh hàng hải đa quốc gia ở vùng Vịnh.
Các trader và nhà đầu tư tuần này cũng tập trung vào các cuộc họp của các ngân hàng trung ương lớn bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, được dự báo sẽ giảm lãi suất.
Tăng trưởng kinh tế của Mỹ chậm lại ít hơn dự kiến trong quý thứ hai với sự bùng nổ trong chi tiêu của người tiêu dùng, làm củng cố triển vọng tiêu thụ dầu.
Tăng trưởng bên ngoài Mỹ đang chậm lại nhiều hơn, một phần do tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Các nhà đàm phán cấp cao của Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp nhau trong tuần này lần đầu tiên kể từ khi các cuộc đàm phán thương mại thất bại hồi tháng Năm. Một kết quả tích cực có thể thúc đẩy giá dầu, các nhà phân tích nhận xét.
Dự báo dầu thô sáng 29/7/2019
Diễn biến giá cho thấy rằng phải có một điều gì đó tác động về phía nguyên nhân cơ bản để kích hoạt một sự đột phá của phạm vi sáu tuần. Về cơ bản đang có một sự giằng co trên thị trường khiến giá dao động trong một phạm vi hẹp. Điều này sẽ tiếp tục cho đến khi dữ liệu kinh tế xấu đi hoặc cải thiện hơn.
Những tín hiệu hạ nhiệt trong căng thẳng ở Trung Đông và những dấu hiệu tiếp theo của nền kinh tế toàn cầu đang suy yếu có thể gây ra sự sụt giảm giá dầu. Dự trữ và sản xuất tăng của Mỹ có thể giúp đẩy nhanh sự dịch chuyển này.
Các nhà đầu cơ giá lên sẽ được hỗ trợ bởi sự gián đoạn nguồn cung thực tế ở Trung Đông, sự suy giảm thêm trong tồn kho của Mỹ và tiến bộ lớn trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung Quốc. Sự căng thẳng ở Trung Đông có thể sẽ kéo dài, nhưng trừ khi có một cuộc xung đột lớn dẫn đến sự gián đoạn nguồn cung, giá cả sẽ không thể biến động nhiều.
Mỹ và Trung Quốc sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại vào thứ Hai, nhưng hai cường quốc kinh tế thậm chí có thể không tiến gần tới một thỏa thuận. Các trader cho thấy phản ứng hạn chế đối với tin tức này, có lẽ báo hiệu sự thiếu tự tin trong tiến trình này.
Các quan chức ngân hàng trung ương các nước sẽ cố gắng làm chậm sự yếu kém trong nền kinh tế toàn cầu bằng cách hạ lãi suất. Tuy nhiên, những động thái này không được cho là sẽ có tác động ngay lập tức đến nhu cầu dầu thô.
Fed trong tuần này sẽ họp về chính sách lãi suất vào ngày 30 – 31/7. Thị trường kỳ vọng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ giảm lãi suất 0,25%. Ngân hàng trung ương Anh và Nhật Bản cũng sắp có quyết định về lãi suất.
Xangdau.net dự báo mốc 60 lại trở thành ngưỡng kháng cự cho dầu. Thị trường đang định giá dựa theo các tin tức, nên tính biến động rất cao, cho thấy tâm lý bất an, không kiên nhẫn của nhà đầu tư, họ sẵn sàng thanh lý vị thế mà mình nắm giữ theo hướng chốt lời hoặc lỗ. Phạm vi giá dao động khá lớn 55-60, nhưng tựu chung có lẽ các trader sẽ cố gắng duy trì trong phạm vi 56-58 cho các phiên còn lại của tháng 7.