Bản tin dầu thô chiều 29/8/2019
Bất chấp số liệu tồn kho Mỹ tích cực, giá dầu giảm lần đầu tiên vào sáng thứ Năm trong ba ngày sau khi lời phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang San Francisco Mary Daly làm dấy lên một quan ngại đối với sức mạnh của nền kinh tế Mỹ.
Dầu thô Brent (LCOc1) giảm 44 cent, tương đương 0,73%, ở mức 59,49 USD/thùng, trong khi dầu thô Mỹ (CLc1) giảm 30 cent, tương đương 0,54%, ở mức 55,49 USD/thùng.
Những lo ngại về sự tăng trưởng kinh tế chậm lại do chiến tranh thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, cùng với khả năng ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ, đang kìm hãm giá cả.
Daly cho biết hôm thứ Năm, bà tin rằng nền kinh tế Mỹ có động lực "mạnh mẽ", nhưng không chắc chắn và sự chậm lại trong tăng trưởng toàn cầu đang có một tác động.
Daly đã nói chuyện với các phóng viên sau một bài phát biểu tại Wellington, New Zealand và bà rằng đang "theo dõi và xem xét" để đánh giá sự cần thiết phải cắt giảm lãi suất của Mỹ.
Tổng thống Donald Trump cho biết hôm thứ Hai, ông tin rằng Trung Quốc chân thành muốn đạt được thỏa thuận thương mại, nhưng những lo ngại đã nảy sinh vào thứ Ba sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận về một cuộc gọi điện thoại giữa hai nước về vấn đề thương mại.
"Căng thẳng thương mại giống như một đám mây đen đang treo lơ lửng đe dọa đến giá dầu", Jeffrey Halley, nhà phân tích thị trường cao cấp tại OANDA, nhận xét.
Thị trường đã lờ đi sự sụt giảm lớn trong tồn kho của Mỹ, giảm 10 triệu thùng vào tuần trước, nhiều hơn so với kỳ vọng giảm 2,1 triệu thùng của các nhà phân tích.
Các kho dự trữ xăng của Mỹ cũng giảm 2,1 triệu thùng, so với kỳ vọng của các nhà phân tích trong cuộc thăm dò ý kiến của Reuters về mức giảm 388.000 thùng.
Các kho dự trữ chưng cất, bao gồm dầu diesel và dầu sưởi, giảm 2,1 triệu thùng, so với kỳ vọng tăng 918.000 thùng, dữ liệu EIA cho thấy.
Tồn kho dầu thô giảm xác nhận rằng "việc cắt giảm nguồn cung của OPEC đang hoạt động hiệu quả bằng cách làm cạn nguồn dự trữ của Mỹ," Stephen Innes, đối tác quản lý tại Valor Markets cho biết.
Sản lượng dầu thô hàng tuần của Mỹ cũng tăng 200.000 thùng mỗi ngày lên mức kỷ lục mới 12,5 triệu thùng mỗi ngày trong tuần tính đến 23/8.
Dự báo dầu thô chiều 29/08/2019
Rủi ro đối với dầu tiếp tục tập trung vào viễn cảnh rào cản thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ làm suy yếu tăng trưởng nhu cầu và gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu, mà điều đó có thể sẽ ảnh hưởng đến thị trường dầu thô vốn phụ thuộc mạnh mẽ vào nhu cầu thị trường mới nổi.
Hỗ trợ giá là những kỳ vọng tồn kho dầu thô sẽ giảm "đáng kể" trong nửa cuối năm nay với Ủy ban giám sát chung của OPEC và các nhà sản xuất dầu ngoài nhóm (OPEC+) đã báo cáo rằng giới hạn sản xuất của OPEC+, kể từ cuối năm ngoái, đã đạt mức tuân thủ 159% trong tháng 7, tăng 22 điểm phần trăm so với một tháng trước đó.
Iran cũng đã chứng kiến xuất khẩu giảm mạnh sau khi Mỹ áp dụng lại các lệnh trừng phạt.
Thị trường đang cân bằng một cách bấp bênh và đi theo cả hai hướng, cho tới khi có một bức tranh rõ ràng hơn về các yếu tố kinh tế và địa chính trị toàn cầu để xác định hướng đi giá dầu.
Hiện giờ thị trường không thể đoán trước, với diễn biến thương mại không thể lường trước, thường được dẫn dắt bởi những dòng tweet bất ngờ từ một Tổng thống Mỹ khó đoán.
Xangdau.net dự báo giá sẽ tiếp tục giao dịch cầm chừng trong một phạm vi hẹp cho tới khi có kết quả đàm phán thương mại rõ ràng. Thị trường sẽ có một tuần giao dịch không ổn định, tăng giảm liên tục với WTI trong phạm vi 54-57 USD. Thanh khoản trên thị trường cũng sẽ giảm khi các trader rời khỏi thị trường và nghỉ lễ Lao động Mỹ (2/9) từ cuối tuần này.
Bản tin dầu thô sáng ngày 29/08/2019
Giá dầu đã tăng trong phiên thứ Tư khi một sự suy giảm lớn trong nguồn cung dầu thô và sản phẩm của Mỹ làm lu mờ sản lượng khai thác nội địa lên mức kỷ lục của nước này.
West Texas Intermediate tháng 10 CLV19 đã tăng 1,6% lên mức 55,78 đô la một thùng trên san New York Mercantile Exchange. Brent tháng 10 BRNV19 tăng 1,7% ở mức 60,49 usd/thùng trên ICE Futures Europe.
Theo số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), hàng tồn kho của dầu thô Mỹ giảm 10,03 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 23 tháng 8, vượt kỳ vọng giảm 2,11 triệu thùng.
Mức giảm lớn trong nguồn cung dầu thô xuất hiện khi nhập khẩu giảm khoảng 1,51 triệu thùng/ngày, cao hơn nhiều so với mức tăng xuất khẩu là 216.000 thùng/ngày, dữ liệu từ EIA cho thấy.
Tồn kho xăng giảm 2,09 triệu thùng, so với ước tính giảm 0,39 triệu thùng, trong khi nguồn cung nhiên liẹu chưng cất - loại nhiên liệu bao gồm dầu diesel và dầu nóng - giảm 2,06 triệu thùng, so với ước tính tăng 0,92 triệu thùng.
Sự sụt giảm trong tồn kho sản phẩm xuất hiện khi hoạt động của nhà máy lọc dầu giảm còn 95,2% công suất trong tuần trước so với 95,9% của tuần trước đó, với dầu thô nguyên liệu đầu vào trung bình khoảng 17,41 triệu thùng mỗi ngày, giảm 240.000 thùng so với tuần trước đó, EIA cho biết.
Sự sụt giảm lớn trong sản phẩm và dầu thô diễn ra trong khi sản lượng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 12,5 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc vào ngày 23 tháng 8, củng cố vị thế của Mỹ với tư cách là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới.
Dấu hiệu thắt chặt nguồn cung dầu diễn ra khi nền kinh tế toàn cầu chậm lại - chủ yếu do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc đe dọa nhu cầu dầu mỏ, đang gây sức ép lên giá dầu, với WTI tương lai giảm gần 16% kể từ mức đỉnh tháng 4.
Dự báo dầu thô sáng ngày 29/08/2019
Như đã dự tính trong bài viết ngày hôm qua, giá dầu thô đã tăng nhờ vào báo cáo tồn kho giảm tích cực của EIA với WTI chốt trên 55 và Brent trên 60. Tuy nhiên do Mỹ bước vào cuối mùa lái xe đỉnh điểm hè nên số liệu có thể sẽ có sự thay đổi xu hướng sang tăng tồn kho (giá theo đó chịu sức ép giảm) trong vài tuần tới.
Rủi ro đối với dầu tiếp tục tập trung vào viễn cảnh rào cản thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ làm suy yếu tăng trưởng nhu cầu và gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu, mà điều đó có thể sẽ ảnh hưởng đến thị trường dầu thô vốn phụ thuộc mạnh mẽ vào nhu cầu thị trường mới nổi.
Hỗ trợ giá là những kỳ vọng tồn kho dầu thô sẽ giảm "đáng kể" trong nửa cuối năm nay với Ủy ban giám sát chung của OPEC và các nhà sản xuất dầu ngoài nhóm (OPEC+) đã báo cáo rằng giới hạn sản xuất của OPEC+, kể từ cuối năm ngoái, đã đạt mức tuân thủ 159% trong tháng 7, tăng 22 điểm phần trăm so với một tháng trước đó.
Iran cũng đã chứng kiến xuất khẩu giảm mạnh sau khi Mỹ áp dụng lại các lệnh trừng phạt.
Xangdau.net dự báo giá sẽ tiếp tục giao dịch cầm chừng trong một phạm vi hẹp cho tới khi có kết quả đàm phán thương mại rõ ràng. Thị trường sẽ có một tuần giao dịch không ổn định, tăng giảm liên tục với WTI trong phạm vi 54-57 USD. Thanh khoản trên thị trường cũng sẽ giảm khi các trader rời khỏi thị trường và nghỉ lễ Lao động Mỹ (2/9) từ cuối tuần này.