Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 28/06/2018

Bản tin chiều 28/6/18

Giá dầu Mỹ giảm từ mức cao nhất trong ba năm rưỡi trong phiên sáng nay do sản lượng cao từ Nga, Mỹ và Saudi, mặc dù nhu cầu kỷ lục và những gián đoạn nguồn cung bất ngờ từ nơi khác đã ngăn giá rớt mạnh hơn.

Dầu thô WTI giao tháng 8 ở mức 72,49 USD/thùng, giảm 27 cent. Dầu WTI đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 11/2014 tại 73,06 USD/thùng trong phiên trước. Dầu thô Bretn giao tháng 8 ở mức 77,4 USD/thùng, giảm 22 cent.

Giá dầu tăng phần lớn trong năm 2018 nhờ thị trường thắt chặt do nhu cầu kỷ lục và việc cắt giảm nguồn cung tình nguyện của OPEC. Sự gián đoạn nguồn cung bất ngờ từ Canada, Libya và Venezuela đã bổ sung vào sự cắt giảm này.

Nhưng không phải tất cả các chỉ số đều cho thấy một thị trường thắt chặt.

Cụ thể, mặc dù tăng trưởng sản lượng chậm lại, nhưng sản lượng dầu thô của Mỹ đang tiếp cận mức 11 triệu thùng/ngày. Nga và Saudi Arabia cũng ở những mức tương tự, và sản lượng dự kiến sẽ tăng do OPEC và Nga nới lỏng hạn chế sản xuất, vì vậy sẽ sớm có 3 nước bơm khoảng 11 triệu thùng dầu thô mỗi ngày.

Sản lượng chưa từng thấy này có nghĩa là chỉ với 3 nước này cũng đang đáp ứng 1/3 nhu cầu của thế giới.

Mặc dù vậy, các nhà phân tích cảnh báo rằng thị trường có ít công suất dự phòng để bù đắp cho những gián đoạn thêm nữa gây ra bởi rủi ro địa chính trị.

Bất chấp sản lượng của Mỹ đang tăng, dự trữ dầu thô thương mại của Mỹ giảm gần 10 triệu thùng trong tuần tính tới 22/6, xuống 416,64 triệu thùng, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ. Số liệu đó thấp hơn 425 triệu thùng, mức trung bình 5 năm.

Các thương nhân dự kiến dự trữ sẽ tiếp tục giảm trong những tuần tới do thiếu hụt dầu tại Syncrude của Canada. Sự thiếu hụt này được dự kiến kéo dài ít nhất tới tháng 7, theo nhà điều hành Suncot.

Dự trữ của Mỹ giảm cũng do xuất khẩu cao khoảng 3 triệu thùng/ngày, cùng với hoạt động lọc dầu trong nước đạt công suất 97,5%, mức cao nhất trong hơn một thập kỷ.

Nhu cầu dầu ở mức kỷ lục trong gần hết năm 2018, nhưng triển vọng đang giảm đi trong bối cảnh tranh chấp thương mại leo thang giữa Mỹ và các nền kinh tế lớn khác gồm Trung Quốc và Liên minh châu Âu.

Dự báo

Xét tới những tổn thất đáng kể mà Iran phải đối mặt do lệnh trừng phạt, suy giảm nguồn cung do những bất ổn tại Venezuela và Libya và Canada, những nguyên tắc cơ bản về giá hiện vẫn đang hỗ trợ giá dầu tăng lên trong thời gian tới, bất chấp quyết định tăng cung của OPEC.

Về hướng làm kìm hãm giá là thông tin Saudi sẽ thúc đẩy mức sản xuất kỷ lục, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Mỹ-EU, Mỹ-Nafta, cũng như các thương thảo bí mật của Mỹ về việc yêu cầu các nước OPEC, đặc biệt là Saudi Arabia tăng sản xuất để kềm hãm giá dầu.

Các nguyên nhân cơ bản trái chiều này xung đột lẫn nhau khiến tính biến động thị trường đang ở mức cao kỷ lục dẫn đến giao dịch 2 chiều trong phiên. Chúng tôi cho rằng nhiều nhà đầu tư không muốn đuổi theo thị trường cao hơn như vậy có nghĩa là chúng ta có thể thấy sự kéo lùi giá WTI về khu vực hỗ trợ 69-70 sau khi biến động đi lên với sự xuất hiện của lực bán khống mới thâm nhập vào thị trường cũng như nhu cầu chốt lời sau khi giá đã tăng mạnh.

Tuy nhiên ở một thị trường được kích động bởi các nhà đầu tư với tâm lý phấn khích xen lẫn nghi ngờ, giá WTI sẽ nằm mức trên 70-72 trong thời gian khá dài, có thể kéo tới ngày 7/7 hoặc xa hơn.

Bản tin sáng ngày 28/6/2018

Giá dầu tiếp tục tăng trong phiên thứ Tư với chuẩn Mỹ chốt ở mức cao nhất kể rừ năm 2014 do nguồn cung dầu thô nội địa ghi nhận mức giảm tuần lớn nhất trong năm.

Trader cũng cho thấy sự lo lắng về việc Mỹ đe dọa cấm vận các quốc gia nào không ngừng nhập khẩu dầu của Iran từ 4/11.

Trên sàn New York Mercantile Exchange, WTI tháng 8 CLQ8 tăng 2,33 USD tương đương 3,2% chốt ở mức 72,76 USD/thùng. Đó là mức cao nhất kể từ phiên ngày 26/11/2014. Brent tháng 8 LCOQ8, chuẩn toàn cầu, chốt tăng 1,7 USD, tương đương 1,7%, ở mức 77,62 USD/thùng trên sàn ICE Futures Europe, mức cao nhất từ tháng 5.

Các kho dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 9,891 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 22/6, vượt xa mức dự đoán giảm là 2,572 triệu thùng, theo số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA).

Sự sụt giảm nguồn cung dầu thô của Mỹ - lớn nhất kể từ tháng 9 năm 2016 – diễn ra xuất khẩu dầu thô trong nước tăng lên mức kỷ lục 3 triệu thùng/ngày trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ quốc tế và gián đoạn nguồn cung ở cả Libya và Canada.

Một cuộc đấu tranh quyền lực ở Libya giữa các phiến quân và chính phủ đã cản trở xuất khẩu dầu của nước này, trong khi một vụ gián đoạn sản xuất tại Syncrude của Canada - có công suất 350.000 thùng dầu mỗi ngày - tiếp tục làm cạn kiệt nguồn cung dầu thô trên khắp Bắc Mỹ.

Các kho dự trữ xăng - một trong những sản phẩm tinh chế từ dầu thô - tăng 1,156 triệu thùng, gần bằng dự đoán tăng 1,13 triệu thùng, trong khi nguồn cung nhiên liệu chưng cất - loại nhiên liệu bao gồm dầu diesel và dầu sưởi - tăng 0,015 triệu thùng, thấp hơn ước tính tăng 0,774 triệu thùng.

Sản lượng dầu của Mỹ trong khi đó vẫn duy trì ở mức kỷ lục 10,9 triệu thùng/ngày, theo EIA.

Giá dầu cũng được hỗ trợ bởi dự đoán về cho một sự sụt giảm trong xuất khẩu dầu thô của Iran sau khi Mỹ cảnh báo các nước phải ngừng mua dầu thô Iran vào ngày 4 tháng 11 nếu không muốn bị trừng phạt.

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống lại Iran - nhà sản xuất lớn thứ ba của OPEC - có thể thấy nguồn cung dầu thô toàn cầu chịu áp lực vì nước Cộng hòa Hồi giáo này xuất khẩu hơn 2 triệu thùng dầu.

Dự báo

Dầu thô WTI chốt tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2014 nhờ số liệu tồn kho dầu thô thương mại Mỹ giảm mạnh trong tuần trước, cũng như gián đoạn bất ngờ ở Lybia và Canada cũng như như nguy cơ cho nguồn cung Iran sau khi Mỹ yêu cầu các nước ngừng nhập khẩu dầu từ thành viên lớn thứ 3 OPEC từ tháng 11.

Về mặt giao dịch kỹ thuật cho thấy WTI đã test mức cao 2018 trước đó hình thành vào ngày 22/5 ở mức 72,83. Đà tăng giá đang mạnh mẽ để tiếp tục hướng đến mức 73,03 là mức cao 2018 mới nhưng hoạt động chốt lời cùng với các trader bán khống (short seller) mới đang bước vào thị trường có thể dẫn đến một đợt điều chỉnh giá giảm xuống thấp hơn trong các phiên tới. WTI tăng vọt quá mức kênh tăng giá có khả năng có nghĩa là sự vét kiệt lực mua vào.

Xét tới những tổn thất đáng kể mà Iran phải đối mặt do lệnh trừng phạt, suy giảm nguồn cung do những bất ổn tại Venezuela và Libya và Canada, những nguyên tắc cơ bản về giá hiện vẫn đang hỗ trợ giá dầu tăng lên trong thời gian tới, bất chấp quyết định tăng cung của OPEC.

Về hướng làm kìm hãm giá là thông tin Saudi sẽ thúc đẩy mức sản xuất kỷ lục, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Mỹ-EU, Mỹ-Nafta, cũng như các thương thảo bí mật của Mỹ về việc yêu cầu các nước OPEC, đặc biệt là Saudi Arabia tăng sản xuất để kềm hãm giá dầu.

Các nguyên nhân cơ bản trái chiều này xung đột lẫn nhau khiến tính biến động thị trường đang ở mức cao kỷ lục dẫn đến giao dịch 2 chiều trong phiên. Chúng tôi cho rằng nhiều nhà đầu tư không muốn đuổi theo thị trường cao hơn như vậy có nghĩa là chúng ta có thể thấy sự kéo lùi giá về khu vực hỗ trợ 69-70 sau vài phiên biến động đi lên với sự xuất hiện của lực bán khống mới thâm nhập vào thị trường cũng như nhu cầu chốt lời sau khi giá đã tăng mạnh.

Tuy nhiên ở một thị trường được kích động bởi các nhà đầu tư với tâm lý phấn khích xen lẫn nghi ngờ, giá sẽ nằm mức trên 70-72 trong thời gian khá dài có thể kéo tới 7/7 hoặc xa hơn.