Bản tin chiều 28/2/18
Giá dầu sụt giảm do số liệu công nghiệp của Trung Quốc và Nhật Bản suy yếu làm dấy lên những lo lắng về sự suy thoái kinh tế có thể làm nhu cầu dầu mỏ ít hơn và theo báo cáo của API cho thấy sản lượng dầu thô Mỹ tăng, cùng với một đồng USD đang tăng giá.
Dầu thô WTI giảm 31 cent, tương đương 0.5%, ở mức 62.70 USD/thùng. Brent giảm 40 cent xuống 66.23 USD/thùng.
Các nhà kinh doanh cho biết giá dầu giảm do lo ngại sự suy thoái của nền kinh tế thế giới sau khi Trung Quốc báo cáo hôm thứ Tư rằng tăng trưởng nhà máy trong tháng hai ở mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm 2016.
Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là nước nhập khẩu dầu lớn nhất sau khi vượt qua Mỹ vào năm ngoái. Nhu cầu dầu thô có mối tương quan chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế.
Mặc dù kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của Trung Quốc kéo dài trong tháng này đã làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, nhưng các thương nhân cũng chỉ ra các quy định chống ô nhiễm siết chặt hơn làm giảm sản lượng của nhà máy.
Tại Nhật, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, sản lượng công nghiệp trong tháng 1 đã giảm mạnh nhất kể từ trận động đất mạnh vào tháng 3 năm 2011, làm nhu cầu suy yếu và tăng tồn kho.
Tại Mỹ, nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, dự trữ dầu thô tăng lên đã gây áp lực lên giá.
Số liệu từ Viện Nghiên cứu Dầu khí Hoa Kỳ cho thấy lượng dầu tồn kho thô tăng thêm 933.000 thùng trong tuần tính đến ngày 23/2, lên 421,2 triệu thùng.
Công suất lọc dầu thô giảm khoảng 209.000 thùng/ngày, nghĩa là nhu cầu về dầu thô giảm. Tồn kho xăng tăng 1,9 triệu thùng.
Dữ liệu chính thức từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) sẽ được công bố vào thứ Tư.
Sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng một phần năm từ giữa năm 2016 lên hơn 10 triệu thùng/ngày.
Hôm thứ ba, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế Fatih Birol cho biết Mỹ có thể sẽ vượt qua Nga để trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới vào năm 2019.
Mỹ đã vượt qua Ả rập Xê út, nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới, vào cuối năm ngoái.
Trong khi đó, đồng USD đang mạnh lên sau bình luận tích cực của chủ tịch Fed ông Jerome Powell về triển vọng tăng trưởng kinh tế và lạm phát khiến thị trường kỳ vọng nhiều hơn về tiến trình tăng lãi suất.
Dự báo giá WTI sẽ nằm trong phạm vi 62-64 USD và Brent là 65-67 USD
Bản tin sáng 28/2/18
Giá dầu giảm sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế cảnh báo tốc độ tăng sản lượng nhanh của Mỹ có thể kéo dài qua năm 2018.
Tại sàn giao dịch hàng hóa New York, giá dầu WTI giao tháng 4 giảm 1,4% xuống 63,01 USD. Tại sàn giao dịch hàng hóa liên lục địa London, giá dầu Brent giảm 77 cent xuống 66,52 USD/thùng.
“Tốc độ tăng trưởng dầu đá phiến của Mỹ rất lớn và nước này sẽ sớm trở thành nhà sản xuất dầu số 1 thế giới", giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế Fatih Birol nhận định.
Bình luận trên càng khiến nhà đầu tư lo ngại việc sản lượng khai thác của Mỹ tăng có thể gây áp lực lên nỗ lực tái cân bằng thị trường dầu.
Một yếu tố khác cũng tác động tiêu cực đến giá dầu hôm thứ Ba là thị trường dự báo trữ lượng dầu thô tuần này có thể tăng do hoạt động lọc dầu bị chững lại.
Thêm vào đó, giá dầu cũng chịu ảnh hưởng từ đồng USD tăng trở lại sau khi bình luận tích cực của chủ tịch Fed ông Jerome Powell về triển vọng tăng trưởng kinh tế và lạm phát khiến thị trường kỳ vọng nhiều hơn về tiến trình tăng lãi suất.
PT kỹ thuật
Giá dầu đã giảm xuống dưới 63 trong phiên giao dịch hôm qua, nhưng phục hồi phần nào vào cuối phiên và chốt tại 63,01, mặc dù một đồng đô la mạnh hơn đang hình thành lực cản cho giá cả. Do dầu thô được định giá bằng đô la, một đồng đô la mạnh hơn làm cho dầu thô đắt hơn khi mua vào bằng các loại tiền tệ khác. Vùng hỗ trợ gần đường trung bình 10 ngày gần 61,97. Kháng cự của dầu thô gần đường xu hướng đi xuống gần 65,20. Xu hướng giá đã chuyển sang tăng khi chỉ số MACD tạo ra tín hiệu mua chéo. Điều này xảy ra khi đường MACD (đường trung bình 12 ngày trừ đi đường trung bình 26 ngày) cắt lên đường tín hiệu MACD (đường trung bình 9 ngày của đường MACD). Biểu đồ MACD có màu đen với quỹ đạo dốc lên cho thấy giá cao hơn.
Dự báo giá WTI sẽ nằm trong phạm vi 62-64 USD và Brent là 65-67 USD