Bản tin chiều 27/8/18
Giá dầu dao động lên xuống trong phiên sáng thứ Hai, khi thị trường vẫn đang lo lắng về cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung, bên cạnh lệnh cấm vận của Mỹ lên Iran làm ảnh hưởng tới nguồn cung dầu, cũng như sản lượng của Mỹ sau khi dữ liệu cho thấy số giàn khoan giảm mạnh nhất trong tuần trước kể từ tháng 5 năm 2016.
Dầu Brent giao tháng 10 giảm 2 cent ở mức 76.11 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI giao tháng 10 cũng giảm 13 cent xuống 68,59 USD/thùng.
Trong khi đó, tin tức chính phủ Mỹ và Mexico đang tiến gần bước đột phá về việc có thể dàn xếp được những khác biệt liên quan đến hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (Nafta) ngay trong ngày thứ Hai cũng nhận được sự chú ý.
Số lượng giàn khoan và tồn kho dầu thô của Mỹ sụt giảm trong tuần trước đang hỗ trợ giá dầu trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kéo dài có thể làm kìm hãm sự tăng trưởng toàn cầu và gây sức ép lên nhu cầu dầu. Corp. Mặc dù lo ngại ngày càng tăng về tình trạng dư cung nhưng thị trường sẽ tiếp tục nhận được sự kích thích từ các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Giá dầu duy trì sự ổn định trên ngưỡng hỗ trợ quan trọng 68.06, trên đường huớng tới khu vực quá bán, điều này hình thành yếu tố tích cực mà dự kiến sẽ hỗ trợ để đẩy giá khôi phục xu hướng đi lên, đợi để chọc thủng mốc 69.44 để xác nhận mở đường hướng tới 70.82 như là mục tiêu chính tiếp theo.
Dự báo
Trong ngắn hạn, với sự gia tăng lo ngại về chiến tranh thương mại là một chủ đề chính trong vài tuần qua, các nhà đầu tư một lần nữa đang đặt cược vào dầu thô với phạm vi giá 66-68,5, do nguồn cung dầu của Mỹ giảm mạnh và sự căng thẳng leo thang với Iran.
Trong trung và dài hạn, giá tiếp tục chịu sự chi phối của nguyên tắc cung –cầu. Biên độ dao động mạnh trong từng phiên giao dịch. Phạm vi giá biến động từ 65-70 USD.
Bản tin sáng 27/8/18
Giá dầu giảm nhẹ do lo ngại tranh chấp thương mại Mỹ-Trung sẽ làm xói mòn tăng trưởng kinh tế toàn cầu, mặc dù các lệnh trừng phạt của Mỹ lên ngành dầu mỏ Iran giúp giá không rớt sâu hơn.
Dầu thô Brent giao tháng 10 ở mức 75,75 USD/thùng, giảm 7 cent so với mức chốt phiên thứ Sáu. Dầu thô WTI giao tháng 10 cũng giảm 9 cent xuống 68,63 USD/thùng.
Theo nhiều chuyên gia, tác động của xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tác động đến thương mại châu Á. Cả hai bên đã áp dụng những biện pháp tăng thuế đối với hàng hóa của nhau, và nhiều khả năng sẽ còn thêm nhiều chính sách thuế mới được áp dụng.
Mặc dù lo ngại về tình trạng dư cung nhưng thị trường sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Washington sẽ nhắm tới xuất khẩu dầu của Iran bằng các lệnh trừng phạt từ tháng 11.
Iran đã xuất khẩu khoảng 2,5 triệu thùng dầu thô mỗi ngày. Hầu hết các nhà phân tích dự đoán con số này sẽ giảm ít nhất 1 triệu thùng/ngày một khi các lệnh cấm vận bắt đầu có hiệu lực.
Dự báo
Trong ngắn hạn, với sự gia tăng lo ngại về chiến tranh thương mại là một chủ đề chính trong vài tuần qua, các nhà đầu tư một lần nữa đang đặt cược vào dầu thô với phạm vi giá 66-68,5, do nguồn cung dầu của Mỹ giảm mạnh và sự căng thẳng leo thang với Iran.
Trong trung và dài hạn, giá tiếp tục chịu sự chi phối của nguyên tắc cung –cầu. Biên độ dao động mạnh trong từng phiên giao dịch. Phạm vi giá biến động từ 65-70 USD.