Bản tin chiều 27/6/18
Giá dầu tiếp tục tăng sau sự cố làm gián đoạn nguồn cung tại Libya và Canada, và sau khi các quan chức Mỹ yêu cầu các nhà nhập khẩu dầu mỏ dừng mua dầu thô Iran từ tháng 11.
Dầu thô Brent giao tháng 8 tăng 24 cent lên 76,55 USD/thùng so với phiên trước. WTI giao tháng 8 tăng 28 cent lên 70,81 USD/thùng.
Mỹ mới đây đã yêu cầu các quốc gia ngừng nhập khẩu dầu thô của Iran vào tháng 11 tới, tạo ra cú hích đẩy giá dầu gia tăng.
Stephen Innes, người đứng đầu công ty môi giới hợp đồng tương lai OANDA tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đánh giá: "Giá dầu dường như đã 'bay lên' đêm hôm qua sau khi chính quyền Mỹ kêu gọi đồng minh không nhập khẩu dầu Iran một cách không khoan nhượng".
Không chỉ vậy, Libya cũng tiếp tục là điểm đáng chú ý trong chuỗi cung ứng dầu. Một cuộc tranh giành quyền lực giữa chính phủ và phiến quân, vẫn chưa rõ ai sẽ điều khiển xuất khẩu dầu của nước này, mặc dù tính tới hôm 26/6 các cảng dầu mỏ của Hariga và Zueitina ở miền đông Libya đang hoạt động bình thường.
Tại khu vực Bắc Mỹ, thị trường tiếp tục tập trung vào một trong nhà sản xuất dầu lớn nhất Canada Syncrude, nơi mà 350.000 thùng dầu mỗi ngày vẫn đang trong tình trạng chưa biết 'đi đâu về đâu' sau khi một đợt nâng cấp và sửa chữa diễn ra hồi đầu tháng 6". Việc sửa chữa này có khả năng sẽ kéo dài tới cuối tháng 7, ảnh hưởng lên tổng mức đầu ra.
Sự cố trên đã góp phần làm giảm kho dự trữ dầu thô của Mỹ. Theo báo cáo gần đây của Viện Dầu mỏ Mỹ (API), số lượng dự trữ dầu thô của quốc gia này đã giảm tới 9,2 triệu thùng trong tuần tính đến hết ngày 22/6, còn lại mức 421,4 triệu thùng.
Nhằm bù đắp cho nguồn cung gián đoạn, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và những đối tác của mình cho biết sẽ tăng sản lượng đầu ra. Dự kiến, nhà xuất khẩu dầu hàng đầu OPEC Saudi Arabia sẽ bơm vào thị trường khoảng 11 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 7 so với con số 10,8 triệu của tháng 6, mức cao nhất trong lịch sử của nước này.
Về phía Mỹ, quốc gia này có khả năng sẽ không tăng xuất khẩu cho đến khi hệ thống đường ống được nâng cấp công suất vào năm tới.
Dự báo
Xét những tổn thất đáng kể mà Iran phải đối mặt do lệnh trừng phạt, suy giảm nguồn cung do những bất ổn tại Venezuela và Libya, những nguyên tắc cơ bản về giá hiện vẫn đang hỗ trợ giá dầu gia tăng trong thời gian tới, bất chấp quyết định tăng cung của OPEC.
Về hướng làm kìm hãm giá là thông tin Saudi sẽ thúc đẩy mức sản xuất kỷ lục, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Mỹ-EU, Mỹ-Nafta, cũng như các thương thảo bí mật của Mỹ về việc yêu cầu các nước OPEC, đặc biệt là Saudi Arabia tăng sản xuất để kềm hãm giá dầu.
Các nguyên nhân cơ bản trái chiều này xung đột lẫn nhau khiến tính biến động thị trường đang ở mức cao kỷ lục dẫn đến giao dịch 2 chiều trong phiên. Chúng tôi cho rằng nhiều nhà đầu tư không muốn đuổi theo thị trường cao hơn, vì vậy xu hướng tăng này chủ yếu là do hoạt động short-covering (mua bù cho đủ số giao), như vậy có nghĩa là chúng ta có thể thấy sự kéo lùi giá về khu vực hỗ trợ 67-68 sau vài phiên biến động đi lên.
Bản tin sáng ngày 27/6/2018
Dầu thô kỳ hạn tăng vọt hôm thứ Ba, với giá chuẩn của Mỹ lên trên 70USD lần đầu tiên kể từ tháng Năm, do thông tin Mỹ đang thúc đẩy các nước cắt giảm nhập khẩu dầu của Iran xuống mức bằng không vào tháng 11 cũng như bất ổn trong xuất khẩu dầu thô Libya.
Nghi ngờ về khả năng thúc đẩy sản xuất của OPEC đủ nhanh để ngăn chặn sự thiếu hụt nguồn cung toàn cầu cũng góp phần làm tăng giá dầu.
Dầu thô WTI CLQ8 tháng 8, chuẩn của Mỹ, tăng 2,45 USD, tương đương 3,6%, chốt ở mức 70,53 USD/thùng trên sàn giao dịch New York. Giá được đánh dấu mức đóng phiên cao nhất kể từ ngày 24 tháng 5. Dầu Brent giao tháng 8, LCOQ8, chuẩn toàn cầu, tăng 1,58 USD, tương đương 2,1%, chốt ở mức 76,31 USD/thùng trên sàn ICE Futures Europe, mức cao nhất trong gần hai tuần.
Các công ty mua dầu thô Iran phải hoàn toàn ngừng lại lượng xuất khẩu đó vào ngày 4 tháng 11 hoặc nếu không họ sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt mạnh mẽ của Mỹ, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao nói với các phóng viên hôm thứ Ba.
Giá dầu tăng mạnh khi sự tập trung của nhà đầu tư chuyển sang triển vọng thiếu hụt nguồn cung toàn cầu do Iran - nhà sản xuất lớn thứ ba của OPEC - xuất khẩu hơn 2 triệu thùng/ngày.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 hồi tháng Năm, thề sẽ áp dụng "mức trừng phạt kinh tế cao nhất" vào Tehran.
Trong khi đó, lực lượng của chỉ huy quân sự Khalifa Haftar đã trao quyền kiểm soát các cảng dầu Libya cho National Oil Corporation ở phía đông, một động thái mà NOC được quốc tế công nhận ở Tripoli bị giải tán là bất hợp pháp, Reuters đưa tin. NOC xem xét việc chuyển nhượng quyền tiếp thị cho một công ty khác là bất hợp pháp và đã cảnh báo người tiêu thụ không mua dầu thô từ các công ty dầu khác, các nhà phân tích tại Commerzbank ghi nhận.
Sự tái tập trung vào các biện pháp trừng phạt sắp tới chống lại Iran, bù đắp một số suy yếu trước đó trong giá dầu, theo sau một báo cáo cho hay Saudi Arabia có kế hoạch tăng sản lượng dầu thô lên mức kỷ lục.
Kế hoạch của Saudi là bơm 10,8 triệu thùng mỗi ngày, cao hơn mức 10,72 triệu thùng/ngày trước đó trong tháng 11/2016, Bloomberg đưa tin, trích dẫn nguồn tint thông thuộc chính sách khai thác của quốc gia này.
Một số nhà phân tích cho biết kế hoạch tăng sản xuất của Saudi cho thấy nhà lãnh đạo đằng sau của OPEC này đang quan tâm đến việc thiếu hụt nguồn cung, tại thời điểm công suất dự phòng toàn cầu gần mức thấp kỷ lục.
Giá dầu thô cũng được hỗ trợ bởi kỳ vọng nguồn cung của Mỹ giảm tuần thứ ba liên tiếp.
Hàng loạt dữ liệu tồn kho mới từ dữ liệu của Cơ quan thông tin năng lượng EIA dự kiến sẽ cho thấy kho dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 2,572 triệu thùng trong tuần trước.
Dự báo
Nhu cầu thu mua diễn ra mạnh mẽ trong thị trường dầu hôm thứ Ba do sự tập trung chuyển hướng vào suy giảm có thể có trong xuất khẩu dầu thô Iran sau khi một quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng các quốc gia cần phải ngừng mua dầu thô vào đầu tháng 11 tới hoặc đối mặt với cấm vận.
Về phương diện phân tích kỹ thuật cho thấy giá dầu thô đã tăng vọt vô cùng mạnh mẽ để vượt qua thành công mức 69,36 và chốt trên mức đó, mở ra kịch bản giá tăng tiếp tục diễn ra trong phiên hôm nay, chờ đợi để đạt các mục tiêu bắt đầu tại 71 sau đó nới rộng ra đến 72. Nhưng lưu ý rằng giá WTI cần phải duy trì trên 69,36 để có thể tiếp tục xu hướng tăng dự kiến này.
Thị trường biến động mạnh khi một loạt sự kiện xuất hiện cùng lúc: Về hướng thúc đẩy giá đi lên là các tin tức Mỹ gây áp lực buộc các nước ngừng mua dầu của Iran, gián đoạn nguồn cung cát dầu Canada, bất ổn lại nổi lên ở Canada cũng như mùa tiêu thụ cao điểm hè tại Mỹ. Về hướng làm giảm giá là thông tin Saudi sẽ thúc đẩy mức sản xuất kỷ lục, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Mỹ-EU, Mỹ-Nafta, cũng như các thương thảo bí mật của Mỹ về việc yêu cầu các nước OPEC, đặc biệt là Saudi Arabia tăng sản xuất để kềm hãm giá dầu.
Các nguyên nhân cơ bản trái chiều này xung đột lẫn nhau khiến tính biến động thị trường đang ở mức cao kỷ lục dẫn đến giao dịch 2 chiều trong phiên. Chúng tôi cho rằng nhiều nhà đầu tư không muốn đuổi theo thị trường cao hơn, vì vậy xu hướng tăng này chủ yếu là short-covering (mua bù cho đủ số giao) tác động có nghĩa là chúng ta có thể thấy sự kéo lùi giá về khu vực hỗ trợ 67-68.