Bản tin chiều 27/2/18
Giá dầu giảm trở lại khi các nhà đầu tư quan ngại về sự gia tăng sản lượng dầu của Mỹ đã bù lại dấu hiệu nhu cầu mạnh mẽ hơn và niềm tin vào khả năng hạn chế sản xuất của OPEC.
Dầu thô WTI giao tháng 4 giảm 15 cent, tương đương 0.2%, ở mức 63.76 USD/thùng. Dầu Brent giảm 10 cent xuống 67.40 USD/thùng.
Giám đốc Điều hành cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Fatih Birol, cho biết Mỹ sẽ vượt qua Nga để trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới vào năm 2019.
Theo dữ liệu hàng tuần của chính phủ phát hành vào thứ 5 tuần trước, sản lượng của Mỹ là 10,27 triệu thùng/ngày, cao hơn số liệu mới nhất của Ả-rập Xê-út, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, và chỉ thấp hơn Nga.
Vào đầu ngày, giá tăng lên, mở rộng đà tăng nhiều ngày cho cả hai hợp đồng dầu thô kỳ hạn. Tuần trước, Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cho biết đã có một sự sụt giảm bất ngờ về dự trữ dầu trong bối cảnh nhập khẩu giảm và xuất khẩu tăng.
Một cuộc thăm dò ý kiến sơ bộ của Reuters cho thấy dự trữ dầu thô Mỹ được dự báo sẽ tăng thêm 2,7 triệu thùng trong tuần trước. Tồn kho xăng dự kiến sẽ giảm khoảng 600.000 thùng, trong khi sản phẩm chưng cất, bao gồm dầu sưởi và dầu diesel, có thể giảm 700.000 thùng.
Dự báo xu hướng giá WTI sẽ tiếp tục đi lên, với đà tăng từ từ và lần lượt test các mốc kháng cự 64-65 USD nếu sản xuất ở Libya tiếp tục bị gián đoạn và số liệu nguồn cung Mỹ giảm.
Bản tin sáng 27/2/18
Giá dầu tăng lên ngưỡng cao nhất 3 tuần nhờ bình luận tích cực từ Ả-rập Xê-út về việc thực hiện cắt giảm sản lượng.
Tại sàn giao dịch hàng hóa New York, hợp đồng dầu thô tháng 3 tăng 36 cent lên 63,91 USD/thùng. Tại sàn giao dịch hàng hóa London, giá dầu Brent tăng 23 cent lên 67,27 USD/thùng.
Bộ trưởng dầu khí Ả-rập Xê-út ông Khalid al-Falih cho biết: "Chúng tôi đang thực hiện một nghiên cứu và ngay sau khi biết đích xác điều gì có thể làm thị trường cân bằng, chúng tôi sẽ tuyên bố bước đi tiếp theo".
OPEC cùng Nga đã ký thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày từ cuối năm 2016. Thỏa thuận này kéo dài đến hết năm 2018 nhằm giảm lượng dầu thừa trên thị trường.
Tâm lý nhà đầu tư cũng lạc quan hơn khi họ kỳ vọng nhu cầu dầu sẽ tăng do không khí lạnh ở khu vực châu Âu có thể khiến một số nhà máy lọc dầu tạm ngừng kế hoạch bảo dưỡng.
Thông thường, hoạt động lọc dầu diễn ra chậm hơn tại thời điểm này trong năm khiến nhu cầu dầu thô giảm. Tuy nhiên năm nay, các nhà khai thác dầu có xu hướng bán hơn là dự trữ do giá đang ở ngưỡng cao.
Trong khi đó, các cuộc biểu tình tại mỏ dầu El Feel ở Libya đã dẫn tới việc ban bố tình trạng bất khả kháng ở mỏ dầu có công suất 90.000 thùng/ngày, làm ảnh hưởng đến xuất khẩu từ kho cảng Mellitah.
PT kỹ thuật
Giá dầu thô bắt đầu tuần cuối cùng của tháng 2 với một xu hướng tích cực, chốt tăng 0,5% sau khi test ngưỡng 64. Vùng kháng cự gần đường xu hướng đi xuống nằm gần mức 65,20. Hỗ trợ giá dầu thô gần đường trung bình 10 ngày tại 61,59. Xu hướng giá đã chuyển sang tăng khi chỉ số MACD tạo ra tín hiệu mua chéo. Điều này xảy ra khi đường MACD (đường trung bình số mũ 12 ngày trừ đi đường trung bình số mũ 26 ngày) cắt lên đường tín hiệu MACD (đường trung bình số mũ số 9 ngày của đường MACD). Biểu đồ MACD có màu đen với quỹ đạo dốc lên cho thấy giá cao hơn.
Dự báo
Tâm lý nhà đầu tư hiện đang lạc quan dựa vào các thông tin tích cực hỗ trợ giá trên thị trường. Dự báo xu hướng giá WTI sẽ tiếp tục đi lên, với đà tăng từ từ và lần lượt test các mốc kháng cự 64-65 USD nếu sản xuất ở Libya tiếp tục bị gián đoạn và số liệu nguồn cung Mỹ giảm.