Bản tin dầu thô chiều 26/7/2023
Giá dầu giảm vào sáng thứ Tư từ mức cao nhất trong ba tháng khi dữ liệu từ API cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ tăng và các nhà đầu tư vẫn thận trọng trước khả năng tăng lãi suất của Fed.
Dầu thô Brent kỳ hạn giảm 46 cent, tương đương 0,55%, xuống 83,18 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI ở mức 79,18 USD/thùng, giảm 45 cent, tương đương 0,57%.
Dự trữ dầu thô của Mỹ tăng khoảng 1,32 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 21 tháng 7, theo các nguồn tin thị trường dẫn số liệu của Viện Dầu khí Mỹ hôm thứ Ba. Trong khi các nhà phân tích được thăm dò bởi Reuters dự báo mức giảm 2,3 triệu thùng.
Hiroyuki Kikukawa, chủ tịch của NS Trading, một đơn vị của Nissan Securities, cho biết: “Thị trường sẽ tiếp tục giằng co giữa nguồn cung toàn cầu thắt chặt và lo ngại nhu cầu chậm lại do suy thoái kinh tế toàn cầu”, các nhà đầu tư cũng đã quân bình vị thế của họ trước một đợt tăng lãi suất dự kiến khác của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.
Các nhà đầu tư cũng thận trọng về tác động của quyết định từ Fed đối với nhu cầu dầu mỏ. Cuộc họp của Fed kết thúc vào thứ Tư.
Warren Patterson, chiến lược gia hàng hóa hàng đầu của ING cho biết: “Mặc dù thị trường phần lớn đang kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất vào hôm nay, nhưng bất kỳ tín hiệu nào cho thấy họ vẫn còn nhiều việc phải làm sau điều này có thể sẽ gây áp lực lên các tài sản rủi ro”.
Cuộc họp chính sách của Fed bắt đầu vào thứ Ba, với hầu hết những người tham gia thị trường kỳ vọng ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản khi cuộc họp kết thúc.
Đồng đô la Mỹ đang có xu hướng tăng dần, hồi phục từ mức thấp nhất trong 15 tháng vào tuần trước và khiến người mua mua các mặt hàng như dầu thô trở nên đắt đỏ hơn.
Giá dầu thô giảm sau khi dầu Brent và WTI hôm thứ Ba chạm mức cao nhất kể từ ngày 19/4 trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung do Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh cắt giảm sản lượng, đồng thời cam kết của chính quyền Trung Quốc sẽ vực dậy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới kinh tế.
Tuy nhiên, những lo ngại về việc Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu số 2 thế giới, sẽ thực sự tăng cường hỗ trợ chính sách kinh tế như thế nào, tiếp tục hạn chế đà tăng.
Patterson của ING cho biết: “Chúng ta vẫn cần chờ các chính sách thực tế - rủi ro là những chính sách này không được như kỳ vọng”.
Các nhà đầu tư cũng đang chờ xem liệu nhà sản xuất lớn Saudi Arabia có gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện sang tháng 9 hay không.
Patterson nói thêm: “Họ sẽ cần quản lý các kỳ vọng và cẩn thận về cách họ thực hiện việc nới lỏng cắt giảm này một cách quá dồn dập và điều đó có thể gây áp lực giảm giá lên thị trường”.
Xuất khẩu dầu của Saudi đã giảm gần 40% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm trước, dữ liệu mới nhất của chính phủ công bố hôm thứ Ba cho thấy.