Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 26/11/2018

Bản tin chiều 26/11/2018

Giá dầu phục hồi trở lại vào sáng thứ Hai sau khi rớt 8% vào thứ Sáu tuần trước trong bối cảnh lo ngại nguồn cung dư thừa và áp lực về phía cầu suy yếu có thể tạo ra một sự thừa cung vào năm tới. 

Dầu thô WTI giao tháng 1 tăng 75 cent lên 51,17 USD/thùng trên sàn New York Mercantile Exchange, trong khi Brent giao tháng 2 cũng tăng 1,36 lên 60,16 USD/thùng trên sàn London Intercontinental Exchange.

Dầu WTI cho đến nay đã mất 34% giá trị từ mức cao nhất vào ngày 3/10 đến đáy vào thứ Sáu. Brent đã giảm tới 32%.

Các bộ trưởng từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ họp vào ngày 6 tháng 12 tại Vienna để quyết định chính sách sản xuất cho sáu tháng tới.

Các quan chức OPEC đã đưa ra tuyên bố ngày càng công khai hơn rằng nhóm và các đối minh của họ sẽ bắt đầu hạn chế dầu thô vào năm 2019 để thắt chặt nguồn cung và đẩy giá lên.

Saudi Arabia muốn OPEC cắt giảm sản lượng khoảng 1 triệu thùng mỗi ngà, theo các bản tin gần đây.

"Năm 2018 đánh dấu rõ ràng sự kết thúc của thị trường tăng trưởng tín dụng châu Á 10 năm do điều kiện tài chính ở châu Á thắt chặt (đặc biệt là Trung Quốc), và chúng tôi dự báo điều này sẽ vẫn còn xảy ra trong năm 2019", Morgan Stanley (NYSE: MS) cho biết hôm chủ nhật.

Thị trường dầu cũng bị sức ép bởi một đồng đô la Mỹ mạnh đã đạt được đà kể từ cuối tháng Mười. Đồng USD tăng mạnh do lãi suất tăng đã kéo tiền của nhà đầu tư ra khỏi các tài sản khác như dầu, vốn được xem là rủi ro hơn đồng đô la.

Dự báo       

Người bán sẽ tiếp tục thống trị các giao dịch trong tuần này vì không có bất kỳ sự kiện lớn nào để thay đổi xu hướng giảm. Nếu những người bán mới không đẩy giá thấp hơn, thì có khả năng họ sẽ làm hạn chế mức tăng đối với bất kỳ sự phục hồi nào.

Vào giữa tuần, trọng tâm sẽ tập trung vào số liệu Viện Dầu khí Hoa Kỳ và số lượng hàng tồn kho hàng tuần của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ. Vào cuối tuần, các trader sẽ chú ý đến hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina và cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Các nhà đầu cơ giá lên đang hy vọng cho những tin tức tích cực liên quan đến tranh chấp thương mại kéo dài giữa hai nước.

Tuy nhiên, những lo ngại về kinh tế vẫn còn với nền kinh tế toàn cầu dễ bị tổn thương với những cú sốc, điều này đã mang lại sự không chắc chắn chưa từng có cho thị trường dầu.

Các trader cũng sẽ tìm kiếm bất kỳ tin tức nào về việc cắt giảm sản lượng do OPEC dẫn đầu. Tuy nhiên, tất cả điều này sẽ cũng chỉ là suy đoán vì OPEC không được lên kế hoạch đưa ra bất kỳ quyết định nào cho đến khi nhóm gặp nhau tại Vienna vào ngày 6 tháng 12.

Do đó, xangdau.net dự báo xu hướng chính hiện nay của giá vẫn là giảm trong một thị trường giá xuống, biên độ biến động cao qua từng phiên, mục tiêu trước mắt của các nhà đầu cơ giá xuống sẽ là ngưỡng tâm lý 50 và sau đó là 49 và 47. Sau đó càng tiến gần đến sát ngày diễn ra cuộc họp OPEC (6-7/12) thị trường sẽ có sự biến động mạnh, và kết quả của cuộc họp OPEC (quyết định đảo ngược chính sách và cắt giảm cung mạnh hơn hay một OPEC + chia rẽ và không thể đưa ra một tuyên bố chung cụ thể, rõ ràng) sẽ quyết định xu hướng giá dầu thô trong tháng 12.

Bản tin sáng 26/11/2018

Giá dầu tăng trở lại sau khi rớt mạnh vào thứ Sáu, nhưng vẫn đang chịu áp lực với dầu thô Brent dưới 60 USD/thùng trong bối cảnh nguyên tắc cơ bản suy yếu và thị trường tài chính đang gặp khó khăn.

Dầu thô Brent giao tháng 1 ở mức 59,20 USD/thùng, tăng 40 cent, tương đương 0,7% so với mức chốt phiên thứ Sáu. Dầu thô kỳ hạn Mỹ giao tháng 1 tăng 16 cent, tương đương 0,3%, ở mức 50,58 USD/thùng.

Tuy nhiên, mức tăng của hôm thứ Hai không thấm vào đâu so với mức giảm gần 8% hôm thứ Sáu, mà các trader đã đặt tên là 'Black Friday'.

Greg McKenna, một nhà phân tích tài chính độc lập từ Úc cho biết đã có một sự "đầu hàng hoàn toàn trong thị trường dầu thô".

Áp lực giảm đến từ nguồn cung tăng mạnh và sự chậm lại trong tăng trưởng nhu cầu mà được dự báo ​​sẽ dẫn đến tình trạng cung vượt cầu trong năm 2019.

Ngoài những yếu tố cơ bản suy yếu, thị trường dầu mỏ cũng đang bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái ở các thị trường tài chính rộng lớn hơn.

"Năm 2018 đánh dấu rõ ràng sự kết thúc của thị trường tăng trưởng tín dụng châu Á 10 năm do điều kiện tài chính thắt chặt ở châu Á (đặc biệt là Trung Quốc), và chúng tôi dự đoán điều này sẽ vẫn còn trong năm 2019", Morgan Stanley (NYSE: MS) cho biết hôm chủ nhật.

"Chúng tôi không nghĩ rằng chúng ta đang ở dưới đáy của chu kỳ", ngân hàng Mỹ cho biết.

Thị trường dầu cũng bị sức ép bởi đồng đô la Mỹ mạnh, vốn đã tăng mạnh so với hầu hết các đồng tiền khác trong năm nay, nhờ lãi suất tăng đã kéo tiền của nhà đầu tư ra khỏi các đồng tiền khác và tài sản như dầu, điều này được xem là rủi ro hơn so với đồng bạc xanh.

"Bất cứ thứ gì được định giá với USD hiện giờ đều đang chịu áp lực”, McKenna nói.

Một nguy cơ khác đối với thương mại toàn cầu và tăng trưởng kinh tế nói chung là cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Hoa Kỳ và Trung Quốc.

"Xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đặt ra một nguy cơ giảm giá khi chúng tôi dự đoán Mỹ sẽ áp thuế 25 phần trăm đối với tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào quý 1 năm 2019", ngân hàng Mỹ J.P. Morgan cho biết.

Dự báo

Sự sụp đổ giá trong phiên thứ Sáu khiến giá càng lún sâu trong khu vực thị trường giá xuống (bear market), điều này phản ánh tâm lý bất an hiện nay của các trader. Diễn biến giá như vậy sẽ càng gây thêm sức ép lên cuộc họp OPEC sắp tới nếu nhóm này muốn vực dậy thị trường, thì cần phải có một quyết định cắt giảm cao hơn kỳ vọng. Nhưng dưới sức ép của Mỹ, cũng như sự không nhất trí của Nga, điều này xem ra có vẻ hơi khó. Vì vậy, khả năng OPEC đưa ra một đợt cắt giảm mới cũng không khiến thị trường ngừng bán ra trong thời gian qua và dự kiến là sắp tới.

Diễn biến giá càng thể hiện sự phục hồi 2% hôm thứ Tư bất chấp số liệu tồn kho tăng đúng là một cái bẫy tăng giá trong bối cảnh tâm lý risk-off phát triển (risk-off là khi rủi ro được cảm nhận ở mức cao, nhà đầu tư sẽ bán tháo các sản phẩm tài chính có mức độ rủi ro cao để chuyển sang các tài sản an toàn hơn hay chỉ giữ tiền mặt) và đồng đô la có được sức mạnh.

Do đó, xangdau.net dự báo xu hướng chính hiện nay của giá vẫn là giảm trong một thị trường giá xuống, biên độ biến động cao qua từng phiên, mục tiêu trước mắt của các nhà đầu cơ giá xuống sẽ là ngưỡng 50 và sau đó là 49 và 47. Sau đó càng tiến gần đến sát ngày diễn ra cuộc họp OPEC (6-7/12) thị trường sẽ có sự biến động mạnh, và kết quả của cuộc họp OPEC (quyết định đảo ngược chính sách và cắt giảm cung mạnh hơn hay một OPEC + chia rẽ và không thể đưa ra một tuyên bố chung cụ thể, rõ ràng) sẽ quyết định xu hướng giá dầu thô trong tháng 12.