Bản tin sáng ngày 26/6/2018
Giá dầu chốt giảm trong phiên thứ Hai, với dầu thô Brent toàn cầu dẫn đầu đà giảm, trong bối cảnh một sự không chắc chắn trong một thỏa thuận tăng sản lượng được Nga ủng hộ của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC.
Dầu thô WTI giao tháng 8 trên sàn giao dịch New York, CLQ8, đã từ bỏ đà tăng trước đó để giảm 50 cent, tương đương 0,7%, chốt phiên ở mức 68,08 USD/thùng, thoái lui một phần từ mức tăng 4,6% hôm thứ Sáu. Dầu thô Brent LCOQ8 tháng 8 giảm 82 cent tương đương 1,1%, xuống còn 74,73 USD/thùng trên sàn giao dịch ICE Futures Europe.
Chênh lệch giá của hai chuẩn này đã thu hẹp lại trong những ngày gần đây, với các nhà phân tích cho rằng phần lớn của hiệu suất tốt hơn trong giá WTI là do gián đoạn sản xuất dầu thô ở Canada dự kiến sẽ thắt chặt thị trường Mỹ.
Báo cáo cho biết một sự cố ngừng hoạt động tại Syncrude - khu liên hợp cát dầu của Canada ở Alberta - sẽ kéo dài đến hết tháng 7, giới hạn đà giảm của giá dầu khi nhà đầu tư tìm hiểu quyết định tăng sản lượng của OPEC.
OPEC cho biết hôm thứ Sáu tuần trước rằng họ muốn các nước - một phần của thỏa thuận cắt giảm sản xuất - tăng sản lượng, trở về mức tuân thủ 100% hạn ngạch đã thỏa thuận.
Trong khi nhóm này có vẻ miễn cưỡng đưa ra con số cụ thể về hạn ngạch, Saudi Arabia cho biết động thái này sẽ tương đương với mức tăng sản lượng danh nghĩa khoảng 1 triệu thùng/ngày, hay 1% nguồn cung toàn cầu.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng một số nhà sản xuất trong hiệp ước do OPEC dẫn đầu sẽ gặp khó khăn để tăng sản lượng, dẫn đến mức tăng sản lượng dầu thô thực tế sẽ khiêm tốn hơn.
"Điều quan trọng cần lưu ý là thị trường chỉ nên thấy một sự gia tăng thực tế khoảng 600.000 thùng một ngày vì một số quốc gia trong thỏa thuận không có khả năng tăng sản lượng", National Alliance cho biết sau quyết định của OPEC.
Tuy nhiên, các nhà phân tích vẫn lạc quan về triển vọng của dầu trong bối cảnh kỳ vọng nguồn cung dầu thô từ một số nước, trong đó có Venezuela và Iran không thể tăng nguồn cung bổ sung mà còn có thể dẫn đến sự thâm hụt nguồn cung.
"... Việc gia tăng gián đoạn trong thời gian gần đây (Libya, Nigeria, Canada) và những rủi ro cho sản lượng của Iran sẽ giảm thậm chí nhiều hơn chúng tôi dự kiến có thể sẽ thách thức công suất dự phòng ngay lập tức của OPEC", Goldman Sachs nói trong một báo cáo gửi cho khách hàng.
Ngân hàng tiếp tục dự báo giá dầu Brent 82,50 USD/thùng vào mùa hè.
Dự báo
Giá dầu thô WTI giảm hôm thứ Hai khi các trader tiếp tục đánh giá tác động của nguồn cung mới sẽ đi vào thị trường theo quyết định sản lượng tăng của OPEC nhưng mức tăng đạ bị hạn chế bởi gián đoạn nguồn cung của Canada.
Giá dầu thô gặp khó khăn để vượt qua mức 69,36, và chuyển sang giao dịch giảm để kiểm tra mức 67,22, và miễn là giá dầu vẫn duy trì trên mức này thì kịch bản giá tăng sẽ vẫn duy trì; nếu giá dầu có thể vượt qua được 69,36 thì gí sẽ được thúc đẩy hướng lên mức 71,00 và sau đó là mức 72,80.
Cuộc họp OPEC cuối tuần qua đã kết thúc với tuyên bố không rõ ràng khiến giới đầu tư khó có thể xác định chính xác lượng dầu được bổ sung thêm ra thị trường trong thời gian tới là bao nhiêu, do đó cũng khó đoán được giá dầu sẽ tăng hay giảm. Họ cũng đưa ra tuyên bố tăng sản lượng dầu 1 triệu thùng/ngày, nhưng không phân bổ mức tăng cụ thể cho từng nước. Thay vào đó, các quốc gia OPEC có năng lực dự phòng có một thỏa thuận ngầm để sản xuất vượt hạn ngạch miễn là mức tuân thủ chung vẫn là 100%. Sản xuất sẽ bắt đầu tăng vào đầu tháng 7
Một số ý kiến cho rằng hiệp định sẽ bổ sung một lượng dầu nhỏ hơn vào thị trường vì một số quốc gia không thể tăng sản lượng của họ. Trên thực tế, mức tăng chỉ có thể từ 600.000 đến 700.000 thùng dầu thô mỗi ngày vào thị trường trong khoảng 6 tháng.
Giá dầu Brent đã có phản ứng tiêu cực với kết quả này, giảm gần 1 USD, WTI cũng giảm nhưng ít hơn. Với tuyên bố mập mờ từ OPEC, các trader sẽ tiếp tục theo dõi động thái sản xuất của các nước tham gia hiệp ước. Dự báo giá WTI sẽ có sự biến động lớn trong vài phiên sắp tới, sau đó sẽ lùi dần vào phạm vi 65-67 USD.