Bản tin chiều 25/7/17
Giá dầu tăng sau khi Ảrập Xêút cam kết hạn chế xuất khẩu từ tháng tới và OPEC kêu gọi một số thành viên tăng cường tuân thủ cắt giảm sản lượng để giúp hạn chế lượng cung thừa và hỗ trợ giá.
Đà tăng cũng được hỗ trợ bởi một cảnh báo từ Chủ tịch điều hành của Halliburton rằng sự tăng trưởng số lượng giàn khoan của Bắc Mỹ đang "có dấu hiệu bình ổn", một mối đe dọa đối với sản xuất đá phiến của Mỹ.
Dầu Brent giao tháng 9 tăng 28 cent lên 48,88 USD/thùng. Hợp đồng WTI cũng lên 46,62 đô la.
Tại cuộc họp ở St Petersburg hôm thứ Hai, OPEC và các nhà sản xuất không thuộc OPEC đã thảo luận về việc mở rộng thỏa thuận sau tháng 3 năm 2018 nếu cần.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid al-Falih cho biết nước này sẽ hạn chế xuất khẩu dầu thô trong tháng 8 xuống còn 6.6 triệu thùng/ngày, giảm gần 1 triệu thùng/ngày so với mức một năm trước.
Nigeria đã tự nguyện đồng ý tham gia thỏa thuận một khi nó ổn định ở mức 1.8 triệu thùng/ngày. Nigeria, đã sản xuất được 1,7 triệu thùng/ngày gần đây.
OPEC cho biết dự trữ của các quốc gia công nghiệp đã giảm 90 triệu thùng từ tháng 1 đến tháng 6, nhưng vẫn còn cao hơn 250 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm, đây là mục tiêu của OPEC.
Ngân hàng Barclays cho biết: "Những cuộc họp này nhằm giữ thể diện và chuyển sự chú ý của thị trường ra khỏi sự tuân thủ yếu kém của Iraq, khả năng phục hồi của đá phiến, và sản lượng cao hơn đáng kể của Libya và Nigeria".
Sinopec cho biết, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc sẽ vượt 400 triệu tấn (8 triệu thùng/ngày) trong năm nay và có thể tăng gấp đôi vào năm tới.
Một cuộc thăm dò sơ bộ của Reuters trước khi có số liệu API cho thấy dự trữ dầu thô thương mại của Mỹ có thể giảm 3 triệu thùng trong tuần trước.
Giá WTI tuần này sẽ dao động trong phạm vi 46-47 USD/thùng.
Bản tin sáng 25/7/17
Giá dầu tăng trong phiên giao dịch hôm thứ Hai sau khi Ả-rập Saudi cam kết sẽ cắt giảm xuất khẩu dầu thô trong tháng 8 nhằm giảm trữ lượng dầu thừa trên thị trường và Nigeria giới hạn sản lượng.
Giá dầu Brent giao trong tháng 9 tăng 57 cent tương đương 1,2% lên mức 48,63 USD/thùng. Cùng lúc đó, giá dầu WTI tăng 57 cent tương đương 1,3% lên 46,34 USD/thùng.
Bộ trưởng năng lượng Ả-rập Saudi Khalid al-Falih cho biết quốc gia này sẽ hạn chế xuất khẩu dầu thô ở mức 6,6 triệu thùng/ngày trong tháng 8, thấp hơn gần 1 triệu thùng so với năm ngoái.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak nhận định khoảng 200.000 thùng dầu thừa sẽ được rút khỏi thị trường mỗi ngày nếu mức độ tuân thủ thỏa thuận cắt giảm lên tới 100%.
Bộ trưởng Năng lượng của Ả-rập Saudi, Nga và một số nước xuất khẩu dầu khí khác vừa có một cuộc họp tại St Petersburg nhằm thảo luận về thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng kéo dài từ tháng 1/2017 đến hết tháng 3/2018.
Điều quan trọng duy nhất trong cuộc họp tại Nga là Nigeria tự nguyện giới hạn sản lượng ở mức 1,8 triệu thùng khi nước này đạt mốc đó. Tuy vậy, nhiều nước đang không tuân thủ thỏa thuận này.
Trong khi đó, sản lượng dầu của Mỹ không ngừng tăng, với tổng sản lượng đạt đỉnh trong 2 năm trở lại đây, phần nào bù đắp lượng cắt giảm từ phía OPEC và các nước đồng minh khác.
Tối nay, API sẽ công bố số liệu nguồn cung Mỹ.
Giá WTI tuần này sẽ dao động trong phạm vi 46-47 USD/thùng.