Bản tin chiều 25/5/18
Giá dầu tiếp tục giảm sau khi Nga hàm ý rằng có thể tăng sản lượng, cùng với OPEC để bù đắp cho nguồn cung giảm từ Iran và Venezuela.
Dầu thô WTI giao tháng 7 giao dịch ở mức 70,47 USD/thùng, giảm 24 cent. Brent giao giao tháng 7 cũng giảm 31 cent ở mức 78,48 USD thùng.
Nga tỏ ra muốn chấm dứt việc cắt giảm sản lượng, khi Bộ trưởng năng lượng Alexander Novak phát biểu hôm thứ Năm rằng những hạn chế về sản xuất dầu có thể được nới lỏng nếu các nước trong và ngoài OPEC thấy thị trường dầu cân bằng trong tháng 6.
OPEC và một số nhà sản xuất dầu lớn không thuộc OPEC dự kiến sẽ gặp nhau tại Vien vào ngày 22/6.
Bất kỳ dấu hiệu cho thấy nhóm có lẽ đang hướng tới một sự thoái lui sớm khỏi thỏa thuận cắt giảm sản xuất cũng sẽ gây sức ép cho giá.
Trong khi Nga và OPEC hưởng lợi từ giá dầu cao hơn, giá đã tăng gần 20% kể từ cuối năm ngoái, thì việc cắt giảm sản xuất tự nguyện của họ đã cho phép các nhà sản xuất khác tăng sản lượng và giành thị phần.
Sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng hơn một phần tư trong hai năm qua, lên 10,73 triệu thùng ngày. Chỉ có Nga là sản xuất nhiều hơn, khoảng 11 triệu thùng/ngày.
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran, nơi sản xuất 4% nguồn cung dầu toàn cầu, có thể sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt vào cuối năm nay khi các hạn chế thương mại có hiệu lực.
Sản lượng ở Venezuela cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ do khủng hoảng kinh tế đang diễn ra.
Khi đối mặt với những lo ngại này, OPEC và Nga có thể đẩy mạnh sản xuất ngay trong tháng 6 để bù đắp cho nguồn cung giảm.
Bên cạnh đó, thị trường năng lượng còn chịu tác động tiêu cực khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định hủy bỏ cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Tuy vậy, động thái này đã khiến đồng USD suy yếu, qua đó hạn chế đà giảm của giá dầu.
Dự báo
Thị trường đã bắt đầu chịu áp lực trước những đồn đoán về cuộc họp OPEC sẽ diễn ra vào ngày 22/6 về việc liệu OPEC sẽ tiếp tục duy trì chiến lược cắt giảm sản xuất hay sẽ dần dần nới lỏng mức hạn ngạch và cuối cùng dẫn đến kết thúc thỏa thuận. Bên cạnh đó, dù Mỹ có cấm vận thêm đối với ngành công nghiệp dầu mỏ Venezuela hay không thì sản xuất của nước này cũng sẽ gặp khó khăn. Ngoài ra, sức ép đến từ dầu đá phiến Mỹ trong bối cảnh nước này đang tiến vào mùa lái xe đỉnh điểm hè sẽ được theo dõi thông qua số liệu tồn kho hàng tuần. Dự báo giá WTI và Brent sẽ nằm trong phạm vi 70-72, và 77-80 tương ứng.
Bản tin sáng 25/5/18
Giá dầu giảm phiên thứ ba liên tiếp và về mức thấp nhất trong vòng 2 tuần sau khi số liệu cho thấy tồn kho dầu Mỹ bất ngờ tăng, cùng với dự đoán về việc nguồn cung giảm từ Iran và Venezuela có thể khiến OPEC tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu.
Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng 7 tại sàn Nymex đóng cửa giảm 1,13 USD, tương ứng 1,6%, xuống 70,71 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ 11/5.
Giá dầu Brent giao tháng 7 cũng giảm 1,01 USD, tương ứng 1,3%, về 78,79 USD/thùng tại sàn giao dịch London, kết thúc chuỗi tăng 3 phiên.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) hôm thứ Tư ra báo cáo cho biết tồn kho dầu thô của nước này tăng 5,8 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 18/5, trái với dự báo đưa ra trước đó của S&P Global Platts.
Tariq Zahir, thành viên điều hành của hãng tư vấn Tyche Capital Advisors, cho rằng mức tăng tồn kho như vậy là một điều “hết sức bất ngờ”.
Ngoài ra, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết các thành viên sẽ bàn thảo việc tăng sản lượng tại cuộc gặp vào tháng sau do sản lượng dầu thô của Iran và Venezuela giảm. Điều này đã góp phần khiến giá dầu giảm, Zahir nói.
Giá dầu giao sau đã tăng mạnh lên mức cao nhất trong vòng 3 năm rưỡi trong tháng này, một phần do các diễn biến địa chính trị, trong đó có việc Mỹ quyết định áp đặt lệnh trừng phạt trở lại đối với Iran. Các lệnh trừng phạt trước đó đã khiến xuất khẩu dầu mỏ của Iran giảm 1 triệu thùng/ngày.
Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg sẽ diễn ra ngày 25/5. Tại diễn đàn này, các bộ trưởng dầu mỏ của Saudi Arabia và Nga dự kiến sẽ gặp nhau để bàn thảo về lệnh trừng phạt Iran.
Ngoài ra, đại diện các nước thành viên OPEC và Nga cũng sẽ họp tại Vienna vào tháng sau để thảo luận về tương lai của thỏa thuận cắt giảm nguồn cung.
PT kỹ thuật
Giá dầu thô giảm qua vùng hỗ trợ gần đường trung bình 10 ngày và hiện được xem như ngưỡng kháng cự gần 71.42. Giá đã giảm hơn 2 USD/thùng trong 2 phiên giao dịch vừa qua, và đang test ngưỡng hỗ trợ gần đường xu hướng dốc lên tại 70,75. Việc vượt qua mức này sẽ dẫn đến test mức đột phá gần đây tại mức 69.56. Xu hướng giá đã chuyển sang tiêu cực khi chỉ báo MACD (chỉ số phân kỳ hội tụ trung bình di động) tạo ra tín hiệu bán chéo. Điều này xảy ra khi đường MACD (đường trung bình di động 12 ngày trừ đi đường trung bình 26 ngày) cắt xuống dưới đường trung bình di động 9 ngày của đường MACD. Biểu đồ MACD đang trong vùng màu đỏ với quỹ đạo dốc xuống cho thấy giá hướng xuống thấp hơn. Chỉ báo stochastic nhanh tạo ra tín hiệu bán chéo trong vùng quá bán, phản ánh xu hướng tiêu cực đang gia tăng.
Dự báo
Thị trường đã bắt đầu có những đồn đoán trước cuộc họp OPEC diễn ra vào ngày 22/6 về việc liệu OPEC sẽ tiếp tục duy trì chiến lược cắt giảm sản xuất hay sẽ dần dần nới lỏng mức hạn ngạch và cuối cùng dẫn đến kết thúc thỏa thuận. Bên cạnh đó, dù Mỹ có cấm vận thêm đối với ngành công nghiệp dầu mỏ Venezuela hay không thì sản xuất của nước này cũng sẽ gặp khó khăn. Ngoài ra, sức ép đến từ dầu đá phiến Mỹ trong bối cảnh nước này đang tiến vào mùa lái xe đỉnh điểm hè sẽ được theo dõi thông qua số liệu tồn kho hàng tuần. Dự báo giá WTI và Brent sẽ nằm trong phạm vi 70-72, và 77-80 tương ứng.