Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 24/08/2018

Bản tin chiều 24/8/18

Giá dầu sáng nay tăng mặc dù các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung kết thúc mà ít đạt được tiến triển, trong khi hai nước bắt đầu áp thuế lên hàng hóa lẫn nhau có trị giá 16 tỷ đô la mỗi nước.

Dầu Brent giao tháng 10 tăng 43 cent lên 75,16 USD/thùng, dầu thô WTI giao tháng 10 cũng tăng 45 cent lên 68,28 USD/thùng.

Cuộc đàm phán thương mại kéo dài hai ngày giữa Trung Quốc và Mỹ đã kết thúc hôm thứ Năm mà không có những đột phá lớn.

Trong khi đó, Washington và Bắc Kinh đã đánh thuế 25% lên 16 tỷ đô la Mỹ trị giá hàng hóa của mỗi nước.

"Các nhà đầu tư có thể cảm thấy lo lắng khi hai nước cam kết tăng cường sức ép", ngân hàng ANZ cho biết.

Các biện pháp trừng phạt lên dầu thô sắp tới của Mỹ đối với nước xuất khẩu dầu lớn thứ năm thế giới, Iran, tiếp tục đè nặng lên thị trường dầu mỏ.

Ngoài ra, số liệu tuần này cho thấy dự trữ dầu thô giảm nhiều hơn dự báo ​​được xem là yếu tố hỗ trợ cho giá dầu thô.

Dự báo

Về cơ bản có ba lực cản trên thị trường: 1) lo ngại thương mại gây sức ép lên kỳ vọng tiêu thụ, 2) lo lắng việc Saudi Arabia sẽ hành động tích cực hơn để lấy lại thị phần kể từ khi có sự thay đổi chính sách vào tháng 6, và 3) sản xuất của Mỹ vẫn tăng đều. Tuy nhiên lực cản đầu tiên đã cho thấy một số tín hiệu nới lỏng trong tuần này và đã giúp dầu bật tăng trong tuần này cùng với các tài sản rủi ro khác.

Nhưng với mùa tiêu thụ cao mùa hè gần kết thúc (đánh dấu bằng ngày lễ lao động Mỹ vào ngày 3/9) điều này sẽ có ảnh hưởng nhất định lên nhu cầu dầu thô trong thời gian tới trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, khủng hoảng tiền tệ tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ảnh hưởng xấu tới các thị trường mới nổi. Do đó chúng tôi vẫn cho rằng giá sẽ có xu hướng tiếp tục giảm trừ khi có những sự kiện bất ngờ gây gián đoạn nguồn cung như các phản ứng mạnh của Iran với Mỹ, đe dọa quân sự tại điểm nóng Trung Đông.

Trong ngắn hạn, từ quan điểm các nguyên nhân cơ bản, trong khi sự gia tăng lo ngại về chiến tranh thương mại là một chủ đề chính trong vài tuần qua, các nhà đầu tư một lần nữa đang đặt cược vào dầu thô với phạm vi giá 66-68,5, do nguồn cung dầu của Mỹ giảm mạnh và sự căng thẳng leo thang với Iran.

Trong trung và dài hạn, giá tiếp tục chịu sự chi phối của nguyên tắc cung –cầu. Biên độ dao động mạnh trong từng phiên giao dịch. Phạm vi giá biến động từ 65-70 USD.

Bản tin sáng ngày 24/8/2018

Giá dầu đã thụt lùi trở lại trong phiên thứ Năm, chặn đứng đà tăng kéo dài 5 phiên, một ngày sau khi đạt mức cao nhất trong khoảng hai tuần trong bối cảnh các dấu hiệu thắt chặt hàng tồn kho dầu thô của Mỹ.

Dầu thô West Texas Intermediate giao tháng 10 CLV8, chuẩn của Mỹ, giảm 3 cent, tương đương thấp hơn 0,05%, để chốt ở mức 67,83 USD/thùng trên sàn giao dịch New York. WTI đã tăng 3,1% hôm thứ Tư để chốt ở mức cao nhất kể từ ngày 7 tháng 8 và đánh dấu năm phiên tăng liên tiếp, theo dữ liệu FactSet.

Dầu thô Brent tháng 10 LCOV8, chuẩn quốc tế, giảm 0,07% chốt ở mức 74,73 USD/thùng trên sàn giao dịch ICE Futures Europe, sau khi chốt phiên ngày thứ Tư ở mức cao nhất kể từ ngày 30/7, cũng đánh dấu đà tăng kéo dài năm phiên.

Mỹ đã áp đặt mức thuế 25% lên thêm 16 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc hôm thứ Năm, buộc Trung Quốc sẽ phải trả đũa bằng các biện pháp chống lại hàng hóa của Mỹ. Đến cuối tháng 9, Mỹ có thể áp thuế lên thêm 200 tỷ đô la hàng hóa – khoảng một nửa hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc.

Đó là nỗi lo mới của một cuộc chiến tranh thương mại Mỹ và Trung Quốc toàn diện, không chỉ có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng toàn cầu mà có thể dẫn đến sự suy giảm nhu cầu tiêu thụ dầu.

Trong khi đó, các trader cũng chú ý đến sức khỏe của nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, một tuyến đường quan trọng đối với dầu thô ở Trung Đông và một quốc gia nơi Mỹ đang áp dụng các biện pháp trừng phạt.

Gần đây, IEA cảnh báo "căng thẳng thương mại có thể leo thang và dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm hơn, và do đó nhu cầu tiêu thụ dầu giảm." Điều này có thể làm giảm giá dầu, IEA cho biết, vì nó sẽ làm giảm áp lực lên công suất dầu dự phòng ở mức thấp trong bối cảnh đồn đoán rằng lệnh trừng phạt của Mỹ lên Iran sẽ gây áp lực cho nguồn cung dầu toàn cầu.

Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran hồi tháng 5, cho phép các biện pháp trừng phạt chống Iran quay trở lại. Đợt trừng phạt đầu tiên có hiệu lực vào tháng trước và một loạt các biện pháp trừng phạt thứ hai áp đặt vào xuất khẩu dầu thô của Iran được dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 11.

Các nhà phân tích đã ước tính rằng một triệu thùng dầu thô mỗi ngày có thể bị biến mất khỏi thị trường toàn cầu.

Giá dầu thô đang trên đà làm chựng lại xu hướng giảm giá 3 tuần liên tiếp sau khi tăng 3% hôm thứ Tư sau khi dữ liệu của chính phủ Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô của nước này giảm nhiều hơn dự kiến trong tuần trước.

Các kho dự trữ dầu thô Mỹ giảm 5,836 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 17/8, cao hơn mức kỳ vọng giảm là 1,497 triệu thùng, theo số liệu từ EIA.

Sự sụt giảm lớn trong nguồn cung dầu thô xuất hiện khi nhập khẩu giảm khoảng 1,059 triệu thùng một ngày, trong khi xuất khẩu giảm 2,58 triệu thùng/ngày, số liệu từ EIA cho thấy.

Các nhà quan sát thị trường dầu có thể sẽ chuyển sang dữ liệu con số giàn khoan của Baker Hughes vào thứ Sáu cho các tín hiệu cho thấy sản lượng nội địa của Mỹ tiếp tục thắt chặt sau khi dữ liệu vào thứ Tư cho thấy sản lượng dầu trong nước của Mỹ tiếp tục tăng trưởng.

Dự báo

Giá dầu thô WTI đã giảm nhẹ hôm thứ Năm do các trader cân nhắc giữa nguồn cung dầu thô Mỹ giảm so với cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc leo thang khiến một số người lo ngại rằng có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng toàn cầu và giảm nhu cầu tiêu thụ dầu.

Giá dầu thô tiếp tục dao động giữa hai đường xu hướng được đại diện bởi ngưỡng hỗ trợ 66,90 và kháng cự 68,06, và như đã đề cập trong các phân tích gần đây, giá cần vượt qua một trong các mức này để phát hiện mục tiêu đến tiếp theo, qua đó cho thấy kịch bản giá đi ngang tiếp tục duy trì trong tạm thời,  lưu ý rằng nếu giá bứt phá vượt qua được ngưỡng kháng cự đã đề cập sẽ đẩy giá lên đến mức 69,44 là mục tiêu đầu tiên, trong khi chọc thủng hỗ trợ sẽ kéo giá xuống 65,00 theo sau là mức 63,60.

Về cơ bản có ba lực cản trên thị trường: 1) lo ngại thương mại gây sức ép lên kỳ vọng tiêu thụ, 2) lo lắng việc Saudi Arabia sẽ hành động tích cực hơn để lấy lại thị phần kể từ khi có sự thay đổi chính sách vào tháng 6, và 3) sản xuất của Mỹ vẫn tăng đều. Tuy nhiên lực cản đầu tiên đã cho thấy một số tín hiệu nới lỏng trong tuần này và đã giúp dầu bật tăng trong tuần này cùng với các tài sản rủi ro khác.

Nhưng với mùa tiêu thụ cao mùa hè gần kết thúc (đánh dấu bằng ngày lễ lao động Mỹ vào ngày 3/9) điều này sẽ có ảnh hưởng nhất định lên nhu cầu dầu thô trong thời gian tới trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, khủng hoảng tiền tệ tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ảnh hưởng xấu tới các thị trường mới nổi. Do đó chúng tôi vẫn cho rằng giá sẽ có xu hướng tiếp tục giảm trừ khi có những sự kiện bất ngờ gây gián đoạn nguồn cung như các phản ứng mạnh của Iran với Mỹ, đe dọa quân sự tại điểm nóng Trung Đông.

Trong ngắn hạn, từ quan điểm các nguyên nhân cơ bản, trong khi sự gia tăng lo ngại về chiến tranh thương mại là một chủ đề chính trong vài tuần qua, các nhà đầu tư một lần nữa đang đặt cược vào dầu thô với phạm vi giá 66-68,5, do nguồn cung dầu của Mỹ giảm mạnh và sự căng thẳng leo thang với Iran.

Trong trung và dài hạn, giá tiếp tục chịu sự chi phối của nguyên tắc cung –cầu. Biên độ dao động mạnh trong từng phiên giao dịch. Phạm vi giá biến động từ 65-70 USD.