Bản tin chiều 24/7/18
Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên sáng thứ Ba khi sự chú ý chuyển sang nguy cơ cung vượt cầu, và thị trường thờ ơ với cuộc khẩu chiến giữa Mỹ với Iran.
Dầu thô Brent giảm 12 cent ở mức 72,94 USD/thùng. Dầu thô Mỹ cũng giảm 17 cent xuống 67,72 USD/thùng.
Iran đã chịu áp lực ngày càng tăng từ Mỹ khi chính quyền Trump ép các nước cắt giảm tất cả nhập khẩu dầu Iran từ tháng 11.
Lãnh đạo Iran cảnh báo vào cuối tuần qua rằng nó có thể đóng cửa eo biển Hormuz, tuyến đường vận chuyển đường biển quan trọng nhất trên thế giới đối với dầu mỏ.
Trong khi hầu hết các nhà phân tích tin rằng giá dầu sẽ tăng nếu Iran đóng cửa eo biển Hormuz hoặc dính líu tới cuộc xung đột quân sự với Mỹ, nhưng giá dầu dường như ít bị ảnh hưởng từ sáng cho đến giờ.
Ả rập Xê út và các nhà sản xuất lớn đang tăng sản lượng để bù đắp khoảng trống có khả năng xảy ra khi hạn chót vào tháng 11 đến gần.
Trong khi đó, các kho dự trữ dầu thô của Mỹ tại trung tâm giao hàng tại Cushing, Oklahoma tăng trong bốn ngày đến thứ Sáu, theo nhà cung cấp thông tin Genscape, các thương nhân cho biết.
Trên cơ sở hàng tuần, các kho dự trữ tại trung tâm dự kiến sẽ giảm trong tuần thứ 10 liên tiếp, các nhà giao dịch cho biết.
Thị trường cũng bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về tác động đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu năng lượng của các tranh chấp đang leo thang về thương mại toàn cầu.
Các nhà lãnh đạo tài chính G20 cuối tuần qua đã lên tiếng lo ngại về nguy cơ đối với tăng trưởng toàn cầu từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, trong số những vấn đề khác.
Dự báo
Thị trường sẽ tiếp tục có sự điều chỉnh trong 2-3 tuần tới trong bối cảnh có nhiều yếu tố trái chiều về nguyên tắc cung –cầu ảnh hưởng tới xu hướng giá. Giá sẽ có sự biến động mạnh trong từng phiên giao dịch. Nhìn chung, nếu tiếp tục duy trì dưới 68.5 USD, thì có khả năng chọc thủng xuống 65 USD. Nhưng nếu duy trì trên mốc 68.5 thì có khả năng test mốc kháng cự 70-71 USD, bởi vì xu hướng chính là giảm nên có lẽ người bán sẽ test những mốc này để thử phản ứng thị trường.
Bản tin sáng ngày 24/7/2018
Dầu chốt giảm trong phiên đầu tuần, từ bỏ đà tăng đầu phiên trước đó, do thị trường coi nhẹ đấu khẩu qua lại giữa Mỹ và Iran đã thúc đẩy viễn cảnh cho nguồn cung cấp toàn cầu thắt chặt hơn.
Bất chấp có những lời tranh cãi qua lại, kỳ vọng về mức tăng bổ sung trong sản xuất từ OPEC và các đồng minh và sự suy giảm có thể có trong nhu cầu dầu thô toàn cầu đặt thêm nhiều áp lực lên dầu mỏ.
Dầu thô Brent tháng 9 LCOU8 đã giảm một xu còn 73,06 USD/thùng trên sàn ICE Futures Europe, sau khi chạm mức cao 74,50 USD. Chuẩn toàn cầu này đã giảm khoảng 3% trong tuần trước, ghi nhận tuần giảm thứ ba liên tiếp.
Giá dầu thô West Texas Intermediate tháng 9 CLU8, giảm 37 cent, tương đương 0,5%, xuống còn 67,89 USD/thùng hôm thứ Hai. Hợp đồng tháng 8 đã hết hạn hôm thứ sáu ở mức 70,46 USD/thùng, mức cao nhất trong một tuần, nhưng nó vẫn giảm 0,8% trong tuần.
Những lo ngại về triển vọng thiếu hụt nguồn cung dầu đã trở lại vào thứ Hai, mặc dù chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, sau khi Tổng thống Donald Trump cảnh báo nhà đồng cấp Iran, Hasan Rouhani, rằng các mối đe dọa chống lại Mỹ sẽ gánh chịu " nhữn g hậu quả chưa từng trải qua trong lịch sử.”Tweet của Trump đến sau khi Rouhani nói chính sách thù địch của Mỹ đối với Tehran có thể dẫn đến "khởi nguồn của tất cả các cuộc chiến tranh."
Trump vào tháng 5 cho biết Mỹ sẽ rời khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Iran, mở đường cho các biện pháp trừng phạt, dự kiến sẽ cản trở ngành công nghiệp năng lượng của Cộng hòa Hồi giáo này, quay trở lại.
Tuy nhiên, triển vọng giảm mạnh xuất khẩu dầu thô của Iran đã giảm trong những tuần gần đây khi Mỹ có dấu hiệu có thể miễn trừ cho một số người mua dầu thô Iran.
Một số quan sát viên dầu mỏ cũng chỉ ra rằng những căng thẳng về chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là lực cản giá tăng, khiến cho một số nhà đầu tư quyết định ở ngoài thị trường trong bối cảnh những lời phát biểu cuối tuần tại Hội nghị thượng đỉnh Bộ trưởng Tài chính G20 từ Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin.
"Đây chắc chắn là một khả năng thực tế", Mnuchin nói về Trump sau ông đưa ra lời đe dọa áp đặt thuế quan đối với tất cả hàng hóa trị giá 500 tỷ đô la Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc mỗi năm.
Thứ Sáu tuần trước Trump đã đe dọa áp đặt thuế nhập khẩu lên 500 tỷ USD của Trung Quốc vào Mỹ trừ phi Bắc Kinh đồng ý những thay đổi lớn về chính sách chuyển giao công nghệ, trợ cấp công nghiệp và liên doanh.
Sự khởi đầu rụt rè trong tuần đối với giá dầu xuất hiện khi dữ liệu hôm thứ Sáu cho thấy các nhà đầu cơ tiếp tục cắt giảm cược giá tăng trong tuần thứ hai liên tiếp.
Dữ liệu CFTC COT cho thấy các nhà quản lý tiền đã giảm vị thế ròng dài của họ trong hợp đồng tương lai dầu thô còn 631.300 hợp đồng từ 654.500 hợp đồng trong tuần kết thúc vào ngày 17 tháng 7.
Dự báo
Giá dầu thô WTI chốt giảm trong phiên thứ Hai từ bỏ đà tăng đầu phiên trước đó, do thị trường coi nhẹ đấu khẩu qua lại giữa Mỹ và Iran.
Về hình ảnh kỹ thuật cho thấy trong phiên giao dịch đêm qua thì dầu thô đã cố gắng bứt phá vượt lên trên mức 69,00 lần thứ ba liên tiếp trong ba ngày nhưng đã không thể duy trì giá trên 69,00 có thể là do đã gặp phải áp lực bán ra. Kịch bản dầu giá tăng đang suy yếu và đầu cơ giá xuống đang sẵn sàng cho mức đi xuống hơn nữa đến 66.53 và xa hơn. Trường hợp bò dầu thô đã suy yếu và gấu đang chuẩn bị sẵn sàng cho đợt tiếp theo xuống 66,53 và có thể vượt xa. Ở chiều ngược lại, các nhà đầu cơ giá lên có thể cố gắng tìm cách để duy trì xu hướng tăng giá bằng cách cố giữ giá trên 67.72 để tái chinh phục mốc 69.00 một lần nữa.
Thị trường sẽ tiếp tục có sự điều chỉnh trong 2-3 tuần tới trong bối cảnh có nhiều yếu tố trái chiều về nguyên tắc cung –cầu ảnh hưởng tới xu hướng giá. Giá sẽ có sự biến động mạnh trong từng phiên giao dịch. Nhìn chung, nếu tiếp tục duy trì dưới 68.5 USD, thì có khả năng chọc thủng xuống 65 USD. Nhưng nếu duy trì trên mốc 68.5 thì có khả năng test mốc kháng cự 70-71 USD, bởi vì xu hướng chính là giảm nên có lẽ người bán sẽ test những mốc này để thử phản ứng thị trường.