Bản tin chiều 23/10/17
Hợp đồng dầu thô WTI tăng 0,42% lên 52,06 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent tăng 0.28% lên 57.91 USD/thùng.
Giá giao dịch hôm nay cho thấy cả hai hợp đồng kỳ hạn đang nằm trên ngưỡng tâm lý 50 đôla vì những gián đoạn nguồn cung ở khu vực người Kurd của Iraq tiếp tục hỗ trợ giá. Diễn biến giá cho thấy có đủ lực mua để củng cố giá, nhưng chưa đủ mạnh để đưa thị trường tới các mức cao gần đây. Điều này cho thấy các quỹ phòng hộ vẫn còn một chút ngập ngừng cho việc đuổi theo giá cao hơn.
Giá cũng đang được hỗ trợ bởi tác động kéo dài lên sản xuất bởi bão Harvey đã đổ bộ vào Texas cách đây gần hai tháng và tuần thứ 3 số lượng giàn khoan của Mỹ sụt giảm.
Do điều kiện thị trường dầu mỏ thắt chặt nên giá sẽ tiếp tục được củng cố. Sự leo thang trong cuộc chiến giữa Iraq và người Kurd có thể làm giá cao hơn nếu nó tiếp tục ảnh hưởng đến nguồn cung trong khu vực.
Mặc dù các tín hiệu lạc quan, nhưng các nhà phân tích khuyến cáo OPEC cần phải mở rộng thỏa thuận qua tháng 3 năm 2018 để tái cân bằng thị trường.
Các trader đã định sẵn nguyên nhân cơ bản cung cầu, khả năng OPEC gia hạn cắt giảm đến hết năm sau, cũng như một vài tình huống địa chính trị gần đây vào giá dầu. Do đó giá WTI sẽ tiếp tục quanh mức 51-53, Brent 57-59 trong kỳ giao dịch này.
Bản tin sáng 23/10/17
Giá dầu do lo ngại về nguồn cung ở Trung Đông và khi thị trường Mỹ cho thấy những dấu hiệu thắt chặt hơn trong khi nhu cầu ở châu Á tiếp tục tăng.
Dầu Brent ở mức 57,84 USD, tăng 9 cent, hay 0,16. Hợp đồng dầu thô WTI ở mức 52,03 USD/thùng, tăng 19 cent, hay 0,37%.
Sản xuất của Mỹ gần đây cũng bị ảnh hưởng bởi cơn bão lần thứ hai trong nhiều tháng và số lượng giàn khoan của Mỹ đã giảm trong tuần thứ ba liên tiếp.
Số lượng giàn khoan dầu của Mỹ giảm 7 xuống còn 736 trong tuần tính đến ngày 20 tháng 10, mức thấp nhất kể từ tháng 6, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes.
Phần lớn sẽ phụ thuộc vào nhu cầu, với sự thắt chặt của thị trường Mỹ, lượng dầu từ Iraq giảm do xung đột giữa lực lượng chính phủ với người Kurd và sản xuất vẫn đang bị hạn chế do hiệp ước OPEC.
Tại các khu vực tăng trưởng chính của Châu Á, sức tiêu dùng vẫn mạnh đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ, nhà nhập khẩu số một và ba của thế giới.
Ấn Độ nhập khẩu kỷ lục 4,83 triệu thùng/ngày trong tháng Chín khi một số nhà máy lọc dầu khởi động sau đợt bảo dưỡng chuyên sâu để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu gia tăng trong nước.
Nhập khẩu tháng 9 của nước này đã tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 19% so với tháng 8, theo dữ liệu theo dõi tàu từ các nguồn tin của ngành công nghiệp và Thomson Reuters Analytics cho biết.
Do điều kiện thị trường dầu mỏ thắt chặt, nhiều nhà phân tích mong đợi giá sẽ tăng thêm.
Các trader đã định sẵn các nguyên nhân cơ bản cung cầu, khả năng OPEC gia hạn cắt giảm đến hết năm sau, cũng như một vài tình huống địa chính trị gần đây vào giá dầu. Do đó giá WTI sẽ tiếp tục quanh mức 51-53, Brent 57-59 trong kỳ giao dịch này.