Bản tin chiều 23/01/2019
Giá dầu tăng hôm thứ Tư do hy vọng rằng các chính sách kích thích tài khóa gia tăng của Trung Quốc có thể làm hạn chế sự suy giảm kinh tế lan rộng vốn đang gây sức ép lên giá năng lượng.
Dầu Brent giao tháng 3 ở mức 61,70 USD/thùng, tăng 0,3%. Hợp đồng WTI giao tháng 3 ở mức 53,14 USD/thùng, cũng tăng 0,3%.
Giá dầu tăng trở lại sau khi giảm 2% hôm thứ Ba khi các nhà đầu tư và trade dầu tiếp nhận thông tin về tăng trưởng kinh tế hàng năm thấp nhất của Trung Quốc trong gần 30 năm.
Hôm thứ Hai, dữ liệu chính thức từ Cục Thống kê Quốc gia cho thấy nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,4% trong quý IV năm 2018 so với một năm trước đó. Tăng trưởng chậm hơn so với mức tăng trưởng 6,5% của quý trước.
Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2019 xuống 3,5% từ mức 3,7% của tháng 10 vào thứ Ba.
Nhật Bản hôm thứ Tư đã báo cáo rằng xuất khẩu tháng 12 năm 2018 đã giảm 3,8%, nhiều nhất trong hơn hai năm.
Một sự suy giảm kinh tế trên diện rộng đã được xem như là lực cản cho giá năng lượng gần đây khi nó làm hạn chế nhu cầu nhiên liệu.
Các nhà phân tích cho biết các cuộc đàm phán thương mại Trung Quốc-Hoa Kỳ có thể rất quan trọng để ngăn chặn sự suy giảm kinh tế mạnh mẽ.
Một phái đoàn Trung Quốc bao gồm Phó Thủ tướng Liu He sẽ đến Hoa Kỳ vào ngày 30 và 31 tháng 1 để hội đàm nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa hai bên.
Steen Jakobsen, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Saxo của Đan Mạch, cho biết trong triển vọng quý 1 năm 2019 được Reuters trích dẫn rằng "nền kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn", nhưng nói thêm rằng chính phủ Trung Quốc sẽ làm tất cả những gì có thể cho sự ổn định.
Bình luận của ông được đưa ra khi các quan chức của Bộ Tài chính Trung Quốc nói hôm nay rằng Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh chi tiêu tài khóa trong năm nay để hỗ trợ nền kinh tế.
Tuy nhiên, Jakobsen lưu ý rằng các trader không nên mong đợi bất kỳ chương trình kích thích nào sẽ hỗ trợ cho nền kinh tế mãi mãi. Ông cảnh báo rằng có thể có một cuộc suy thoái khác vào năm 2020.
Dự báo
Giá dầu đang chịu áp lực do những lo ngại kinh tế mới: IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đặc biệt là do sự tăng trưởng kém năng động hơn được dự kiến ở châu Âu. NDRC, cơ quan kế hoạch nhà nước ở Trung Quốc, nhận thấy nguy cơ nền kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt hơn nữa.
Trong khi đó, IEA cuối tuần trước đã xác nhận dự báo nhu cầu dầu toàn cầu mặc dù triển vọng kinh tế ngày càng ảm đạm, cho rằng nhu cầu sẽ tăng 1,4 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2019 nhờ tác động tích cực của giá thấp hơn. Nếu nhu cầu phát triển như IEA dự đoán, thị trường dầu sẽ dần được cân bằng lại trong suốt năm. Để điều này xảy ra, OPEC + sẽ cần phải thực hiện nhất quán việc cắt giảm sản lượng như đã thỏa thuận. OPEC hiện đã công bố bản phân tích chi tiết về sự đóng góp cần thiết từ mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, trader cũng đang trông chờ vào kết quả thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung vào cuối tháng này.
Trong ngắn hạn, mối tương quan của dầu với cổ phiếu hiện tại rất cao và dòng tiền có rủi ro cao hơn có thể thấy WTI test mức kháng cự trong khoảng từ 53 đến 54 USD trong phiên giao dịch.
Bản tin sáng ngày 23/01/2019
Dầu thô West Texas Intermediate và Brent đã giảm hơn 2% vào thứ Ba khi các thương nhân và nhà đầu tư phân tích tin tức về sự tăng trưởng kinh tế hàng năm thấp nhất của Trung Quốc trong gần 30 năm và các đơn đặt hàng nhà máy cho thấy sự sụt giảm hơn nữa trong hoạt động và việc làm.
Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2019 xuống 3,5% từ mức 3,7% của tháng 10.
Dầu thô West Texas Intermediate giao tháng 2 CLG9 giảm 1,03 USD, tương đương 1,91%, để chốt ở mức 52,77 USD một thùng tại Sàn giao dịch hàng hóa New York Mercantile Exchange – sau khi xuống mức thấp nhất trong phiên là 51,80. Hợp đồng này đã hết hạn giao dịch. WTI CLH9 tháng 3 đã trở thành hợp đồng the front-month, chốt phiên ở mức 52,96 USD, giảm 1,08 USD, tương đương 2%. Brent tháng 3 LCOH9 giảm 1,28 USD, hoặc 2,04%, để kết thúc ở mức 61,46 USD trên ICE Futures Europe.
Đợt tăng giá hôm thứ Sáu diễn ra khi OPEC công bố mức giảm sản xuất dầu từng quốc gia theo một thỏa thuận chung của liên minh cam kết lấy 1,2 triệu thùng mỗi ngày ra khỏi thị trường cho đến khi giá, vốn giảm 40% trong suốt ba tháng trong năm ngoái, được khôi phục lại mức hợp lý.
Đồn đoán rằng Trung Quốc, người mua dầu lớn nhất thế giới, đã đề nghị tăng nhập khẩu hàng năm từ Mỹ hơn 1 nghìn tỷ đô la để bù đắp sự mất cân bằng thương mại của họ cũng hỗ trợ thúc đẩy thị trường, mặc dù Washington được cho là tỏ ra thờ ơ với ý tưởng đó vì Bắc Kinh lên kế hoạch thực hiện sự cả thiện trong khoảng thời gian sáu năm chứ không phải là khoảng thời gian nhanh chóng hơn được chính quyền Trump mong muốn.
Sự vắng mặt của Tổng thống Donald Trump tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, do chính phủ Mỹ đóng cửa một phần, dập tắt hy vọng rằng các cuộc đàm phán thương mại sẽ đạt được tiến bộ trong tuần này. Trump và các quan chức cấp cao của Mỹ đã được dự kiến sẽ gặp phái đoàn Trung Quốc tới diễn đàn trước khi thỏa thuận thương mại tạm thời kéo dài 90 ngày kết thúc vào ngày 1 tháng 3.
Nhập khẩu dầu Trung Quốc đạt mức kỷ lục trên 10 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2018. Nhưng cũng có sự đồng thuận ngày càng tăng rằng tăng trưởng năng lượng của nước này có thể đang đạt đến đỉnh điểm.
"Tất nhiên, nhìn vào nhu cầu dầu của Trung Quốc, người ta sẽ không thấy bất kỳ bằng chứng thực sự nào về sự chậm lại", Phil Flynn, nhà phân tích tại công ty môi giới của Price Futures Group ở Chicago, nói.
"OPEC, dẫn đầu bởi Saudi, cũng tuyên bố sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để hỗ trợ giá. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu họ có thể làm đủ nếu nền kinh tế toàn cầu chậm lại nhanh hơn hay bị thiên nga đen hoặc tê giác xám tấn công?”
Bên cạnh Tổng thống Donald Trump, cũng có khả năng bỏ lỡ Davos sẽ là Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid Al-Falih, cùng với một số nhà lãnh đạo thế giới sẽ vắng mặt trong cuộc họp mặt hàng năm đầy quyền lực của các nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh toàn cầu, Bloomberg đưa tin. Al-Falih đã được dự kiến sẽ thảo luận về việc cắt giảm sản lượng và các chiến lược khác hỗ trợ giá dầu với Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak tại diễn đàn.
Dự báo
Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung không thể xảy ra đủ nhanh cho những nhà đầu cơ dầu giá tăng.
Giá dầu đang chịu áp lực do những lo ngại kinh tế mới. IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đặc biệt là do sự tăng trưởng kém năng động hơn được dự kiến ở châu Âu. NDRC, cơ quan kế hoạch nhà nước ở Trung Quốc, nhận thấy nguy cơ nền kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt hơn nữa. Trong khi đó IEA cuối tuần trước đã xác nhận dự báo nhu cầu dầu toàn cầu mặc dù triển vọng kinh tế ngày càng ảm đạm, cho rằng nhu cầu sẽ tăng 1,4 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2019 nhờ tác động tích cực của giá thấp hơn. Nếu nhu cầu phát triển như IEA dự đoán, thị trường dầu sẽ dần được cân bằng lại trong suốt năm. Để điều này xảy ra, OPEC + sẽ cần phải thực hiện nhất quán việc cắt giảm sản lượng như đã thỏa thuận. OPEC hiện đã công bố bản phân tích chi tiết về sự đóng góp cần thiết từ mỗi quốc gia.
Trong ngắn hạn, mối tương quan của dầu với cổ phiếu hiện tại rất cao và dòng tiền có rủi ro cao hơn có thể thấy WTI test mức kháng cự trong khoảng từ 53 đến 54 USD trong phiên giao dịch.