Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 22/08/2018

Bản tin chiều 22/8/18

Giá dầu tăng khi báo cáo từ Viện Dầu khí Mỹ (API) cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ giảm, đồng đôla suy yếu hơn và lo ngại thiếu hụt nguồn cung Iran từ tháng 11 do các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Dầu Brent giao tháng 10 tăng 28 cent lên 72,91 USD/thùng, trong khi WTI giao tháng 10 cũng tăng 27 lên 66,11 USD/thùng.

Cuối ngày thứ Ba, API báo cáo tồn kho dầu thô tại Mỹ đã giảm 5,2 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 17/8 xuống còn 405,6 triệu thùng, vượt dự báo giảm 1,5 triệu thùng của các chuyên gia phân tích.

Dữ liệu chính thức từ EIA dự kiến sẽ được công bố vào khoảng 21:30 tối nay.

Trong khi đó, các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ đối với Iran, sẽ bắt đầu có hiệu lực vào tháng 11, đã nhận được sự chú ý khi các nhà đầu tư vẫn lo ngại về việc sẽ có bao nhiêu dầu bị loại ra khỏi thị trường toàn cầu. "Vấn đề Iran tiếp tục xâm chiếm tâm trí của các thương nhân", Greg McKenna, chiến lược gia thị trường tại AxiTrader nói.

Giá dầu thô đã tăng trong những phiên gần đây nhờ sự lạc quan về tiến trình của các cuộc đàm phán thương mại Trung Quốc - Hoa Kỳ, dự kiến diễn ra vào thứ Tư. Tuy nhiên, có tin nói rằng Trung Quốc đang chuyển các lô hàng của họ sang các tàu thuộc sở hữu của công ty National Iranian Tanker để tiếp tục mua dầu thô Iran bất chấp việc Mỹ áp đặt lệnh cấm vận khiến cho cuộc đàm phán không có khởi đầu tích cực.

Chỉ số đôla Mỹ giảm nhẹ vào sáng nay, mặc dù tin tức Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông "không hài lòng" về quyết định tăng lãi suất của Cục dự trữ liên bang đã được coi như là lực cản cho đồng đô la vào đầu tuần.

Cụ thể, chỉ số đôla Mỹ (DXY) so với rổ 6 đồng tiền khác đã giảm xuống còn 95.211 sau khi mất 0.7% vào ngày trước đó, bị sức ép bởi những phát biểu của Tổng thống Mỹ về chính sách tiền tệ.

Dự báo

Về cơ bản có ba lực cản trên thị trường: 1) lo ngại thương mại gây sức ép lên kỳ vọng tiêu thụ, 2) lo lắng việc Saudi Arabia sẽ hành động tích cực hơn để lấy lại thị phần kể từ khi có sự thay đổi chính sách vào tháng 6, và 3) sản xuất của Mỹ vẫn tăng đều. Tuy nhiên lực cản đầu tiên đã cho thấy một số tín hiệu nới lỏng trong tuần này và đã giúp dầu bật tăng trong tuần này cùng với các tài sản rủi ro khác.

Nhưng với mùa tiêu thụ cao mùa hè gần kết thúc (đánh dấu bằng ngày lễ lao động Mỹ vào ngày 3/9) điều này sẽ có ảnh hưởng nhất định lên nhu cầu dầu thô trong thời gian tới trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, khủng hoảng tiền tệ tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ảnh hưởng xấu tới các thị trường mới nổi. Do đó chúng tôi vẫn cho rằng giá sẽ có xu hướng tiếp tục giảm trừ khi có những sự kiện bất ngờ gây gián đoạn nguồn cung như các phản ứng mạnh của Iran với Mỹ, đe dọa quân sự tại điểm nóng Trung Đông.

Trong trung và dài hạn, giá tiếp tục chịu sự chi phối của nguyên tắc cung –cầu. Biên độ dao động mạnh trong từng phiên giao dịch. Phạm vi giá biến động từ 65-70 USD.

Bản tin sáng ngày 22/8/2018

Dầu kỳ hạn chốt tăng hơn hôm thứ Ba, đánh dấu phiên tăng thứ tư liên tiếp do các nhà đầu tư xem lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran như là tiềm năng làm gián đoạn nguồn cung toàn cầu.

Dầu thô West Texas Intermediate giao tháng 9 CLV8, đã hết hạn vào cuối phiên, tăng 92 cent, tương đương 1,4%, lên 67,35 USD/thùng trên sàn giao dịch New York. Hợp đồng tháng 9 cao hơn 1,51 đô la so với giá của hợp đồng front month mới, tháng 10 CLV8, tăng 42 cent, hay 0,6%, ở mức 65,84 đô la một thùng.

Dầu thô Brent tháng 10 LCOV8, chuẩn toàn cầu, tăng 42 cent, tương đương 0,6%, lên 72,63 USD/thùng trên sàn giao dịch ICE Futures Europe.

Cả 2 chuẩn toàn cầu và Mỹ đều có phiên tăng thứ tư liên tiếp, theo hợp đồng front-month. Đà tăng bốn ngày của WTI khớp với đợt tăng dài nhất kể từ đà tăng điểm tương tự kết thúc vào ngày 20/7, theo số liệu của FactSet.

Chính phủ Mỹ hôm thứ Hai đã đề nghị bán 11 triệu thùng dầu thô chua từ kho dự trữ dầu chiến lược của Mỹ.

Động thái này cho phép Tổng thống Trump thể hiện rằng ông đang thực hiện các biện pháp kiềm chế giá năng lượng tăng, RBC cho biết. Và sẽ giúp thị trường tập trung lại vào các nguyên tắc cơ bản hơn là "các tiêu đề tin tức do chính quyền gây ra", ngân hàng này bổ sung.

"Điều này có nghĩa là Tổng thống có thể tạo ấn tượng về nỗ lực hạn chế tăng giá xăng dầu g trước cả hai cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ và gia tăng trừng phạt Iran vào cuối mùa thu này", RBC nói.

Giá dầu thô đã tăng trong những phiên gần đây do sự lạc quan về tiến trình đàm phán của Trung Quốc – Mỹ, dự kiến sẽ diễn ra vào thứ Tư. Tuy nhiên, thông tin truyền thông nói rằng Trung Quốc đang chuyển hàng của họ sang các tàu chở dầu thuộc sở hữu của National Iranian Tanker để tiếp tục mua dầu thô Iran bất chấp việc Mỹ tái áp đặt lệnh cấm vận.

Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào tháng 5, mở đường cho lệnh trừng phạt chống Iran quay trở lại. Đợt cấm vận đầu tiên có hiệu lực vào tháng trước; đợt trừng phạt thứ hai, nhằm kiềm chế xuất khẩu dầu thô của Iran, sẽ có hiệu lực vào tháng 11.

Phiên tăng giá dầu thứ tư liên tiếp diễn ra trước khi có số liệu hàng tồn kho dầu khí hàng tuần của Mỹ từ Viện Dầu khí Mỹ, trong khi dữ liệu chính thức từ EIA được công bố tối nay.

Dự báo

Giá dầu thô WTI đã chốt tăng hôm thứ Ba do các dấu hiệu thắt chặt nguồn cung dầu thô sau khi Mỹ cho biết sẽ bán dự trữ dầu chiến lược trước các lệnh trừng phạt áp đặt vào Iran co thể gây áp lực lên tồn kho dầu thô toàn cầu.

Giá dầu thô đã test đường EMA50 và bị dội ngược xuống dưới ngưỡng này, vẫn duy trì ổn định dưới ngưỡng 66,25, giữ cho xu hướng giảm tiếp tục trong ngày và trong ngắn hạn, chờ đợi test mức 63,60, lưu ý rằng chỉ báo dao động stochastic cung cấp tín hiệu giảm hỗ trợ khả năng suy giảm.

Về cơ bản có ba lực cản trên thị trường: 1) lo ngại thương mại gây sức ép lên kỳ vọng tiêu thụ, 2) lo lắng việc Saudi Arabia sẽ hành động tích cực hơn để lấy lại thị phần kể từ khi có sự thay đổi chính sách vào tháng 6, và 3) sản xuất của Mỹ vẫn tăng đều. Tuy nhiên lực cản đầu tiên đã cho thấy một số tín hiệu nới lỏng trong tuần này và đã giúp dầu bật tăng trong tuần này cùng với các tài sản rủi ro khác.

Với mùa tiêu thụ cao mùa hè gần kết thúc (đánh dấu bằng ngày lễ lao động Mỹ  vào ngày 3/9) điều này sẽ có ảnh hưởng nhất định lên nhu cầu dầu thô trong thời gian tới trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, khủng hoảng tiền tệ tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ảnh hưởng xấu tới các thị trường mới nổi. Do đó chúng tôi vẫn cho rằng giá sẽ có xu hướng tiếp tục giảm trừ khi có những sự kiện bất ngờ gây gián đoạn nguồn cung như các phản ứng mạnh của Iran với Mỹ, đe dọa quân sự tại điểm nóng Trung Đông.

Trong trung và dài hạn, giá tiếp tục chịu sự chi phối của nguyên tắc cung –cầu. Biên độ dao động mạnh trong từng phiên giao dịch. Phạm vi giá biến động từ 65-70 USD.