Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 22/06/2022

Bản tin dầu thô chiều 22/6/2022

Dầu rớt mạnh hơn 3 USD/thùng vào sáng thứ Tư trong phiên châu Á khi Tổng thống Joe Biden dự kiến thúc đẩy cắt giảm chi phí nhiên liệu cho Mỹ, bao gồm gây áp lực lên các công ty năng lượng lớn trong nước để giúp giảm bớt gánh nặng cho người lái xe trong mùa hè tiêu thụ cao điểm.

Dầu Brent giao tháng 8 giảm 3,68 USD, tương đương 3,21% xuống 110,97 USD/thùng và dầu thô WTI giao tháng 8 cũng rớt 3,88 USD (3,54%) xuống 105,64 USD/thùng.

Tổng thống Joe Biden dự kiến ​​trong hôm nay sẽ kêu gọi Quốc hội tạm thời dừng áp thuế liên bang đối với xăng nhằmhạ giá nhiên liệu đang tăng vọt và giảm bớt áp lực lên người tiêu dùng.

“Ngay cả các hãng kinh doanh dầu mỏ cũng thừa nhận rằng giá dầu cao hơn, do đó giá xăng cao hơn sẽ dẫn đến cuộc công kích dữ dội hơn từ Fed trong việc đẩy lãi suất cao hơn và chính quyền Biden ngày càng sáng tạo hơn trên mặt trận chính trị và tài khóa để kiềm chế lạm phát năng lượng", đối tác quản lý của SPI Asset Management, Stephen Innes, nói với Reuters.

Bảy công ty dầu mỏ dự kiến sẽ gặp Biden vào thứ Năm, với sức ép từ Nhà Trắng trong việc hạ giá nhiên liệu.

Tuy nhiên, Giám đốc điều hành Michael Wirth của công ty năng lượng Chevron cho biết hôm thứ Ba rằng việc chỉ trích ngành dầu mỏ không phải là cách để hạ giá nhiên liệu.

“Những hành động này không có lợi cho việc giải quyết những thách thức mà chúng ta phải đối mặt,” Wirth nói trong một bức thư gửi tới Biden.

Bất chấp những lo lắng về lạm phát, nhu cầu vẫn đang trên đường phục hồi trở lại mức trước COVID và nguồn cung dự kiến sẽ không theo kịp tốc độ tăng trưởng của nhu cầu, giữ cho thị trường chặt chẽ, như nhận định của Vitol và Exxon Mobil Corp trong tuần này.

Ở những nơi khác, vì các lệnh trừng phạt dầu mỏ của châu Âu đối với Nga vẫn chưa có hiệu lực, nên nguồn cung dự kiến sẽ thắt chặt hơn.

“Thị trường vẫn đang đối mặt với sự gián đoạn ngày càng tăng đối với dầu của Nga. Các biện pháp trừng phạt của châu Âu vẫn chưa có hiệu lực”, các nhà phân tích của ANZ Research cho biết trong một ghi chú, cho thấy cho đến nay nguồn cung nhiên liệu của Nga tới châu Âu chỉ giảm tương đối hạn chế kể từ khi xung đột bắt đầu.

Trong khi đó, công suất lọc dầu của Mỹ đã giảm năm thứ hai liên tiếp vào năm 2021, dữ liệu mới nhất của chính phủ cho thấy vào thứ Ba, do các nhà máy ngừng hoạt động liên tục làm giảm khả năng sản xuất xăng và dầu diesel.

Dữ liệu chính thức cho thấy công suất giảm 125.790 thùng/ngày vào năm ngoái, ngoài mức giảm 800.000 thùng/ngày vào năm 2020.