Bản tin dầu thô chiều 22/3/2021
Dầu giảm vào sáng thứ do viễn cảnh có thêm nhiều đợt phong tỏa hơn nữa ở châu Âu làm gia tăng lo ngại về nhu cầu nhiên liệu.
Giá dầu Brent tương lai giảm 0,57% xuống 64,16 USD. Hợp đồng WTI giao tháng 4 giảm 0,34% xuống 61,21 USD/thùng, hợp đồng này sẽ đáo hạn vào ngày hôm nay.
Cả hợp đồng dầu Brent và WTI đều giảm hơn 6% trong tuần trước nhưng vẫn giữ trên mốc 60 USD.
Đức là quốc gia mới nhất xem xét việc gia hạn các biện pháp hạn chế, với một dự thảo đề xuất kêu gọi việc phong tỏa hiện tại được kéo dài sang tháng thứ năm khi số ca mắc COVID-19 mới tăng vọt.
“Thực tế là chúng ta còn rất lâu nữa mới có thể phục hồi nhu cầu hoàn toàn và mức công suất sản xuất được rút bớt mới là động lực chính cho thị trường dầu”, Giám đốc chiến lược thị trường toàn cầu tại công ty tư vấn tài chính Axi, Stephen Innes, nói với hãng tin Reuters.
Các công ty khoan dầu của Mỹ đang bắt đầu tận dụng lợi thế của giá tăng vọt trước đó do lạc quan về nhu cầu quay trở lại, bổ sung thêm nhiều giàn khoan khai thác dầu nhất kể từ tháng 01 trong tuần trước.
Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết số lượng giàn khoan dầu và khí đốt, một chỉ báo sớm về sản lượng trong tương lai, đã tăng 9 lên 411 giàn trong tuần trước, cao nhất kể từ tháng Tư.
Bản tin dầu thô sáng 22/3/2021
Giá dầu giảm khoảng 1% vào đầu ngày thứ Hai, do lo ngại về sự sụt giảm nhu cầu đối với các sản phẩm nhiên liệu trong bối cảnh châu Âu áp lệnh phong tỏa nhiều hơn.
Dầu thô Brent giảm 60 cent, tương đương 0,9% xuống 63,93 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI giao tháng Tư giảm 68 cent, tương đương 1,1%, ở mức 60,74 USD/thùng. Hợp đồng này sẽ đáo hạn sau ngày hôm nay. Cả hai hợp đồng đều giảm hơn 6% trong tuần trước.
Theo một dự thảo đề xuất, Đức có kế hoạch kéo dài thời hạn phong tỏa sang tháng thứ năm để hạn chế số ca nhiễm COVID-19, sau khi các ca mắc mới vượt quá mức mà các nhà chức trách cho rằng sẽ khiến bệnh viện quá tải.
Stephen Innes, Giám đốc chiến lược thị trường toàn cầu tại Axi cho biết: “Thực tế là chúng ta vẫn còn lâu mới có thể phục hồi nhu cầu hoàn toàn và mức công suất sản xuất được rút bớt mới là động lực chính cho thị trường dầu mỏ”.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh đã đưa ra các biện pháp cắt giảm sản lượng chưa từng có trong một hiệp ước nhằm cân bằng thị trường toàn cầu sau khi nhu cầu sụt giảm trong đại dịch COVID-19.
Các công ty khoan của Mỹ đang bắt đầu tận dụng lợi thế của giá tăng vọt trước đó do lạc quan về nhu cầu quay trở lại, bổ sung thêm nhiều giàn khoan khai thác dầu nhất kể từ tháng 01 trong tuần trước.
Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết số lượng giàn khoan dầu và khí đốt, một chỉ báo sớm về sản lượng trong tương lai, đã tăng 9 lên 411 giàn trong tuần trước, cao nhất kể từ tháng Tư.
Số lượng giàn khoan đã tăng trong bảy tháng qua và tăng gần 70% so với mức thấp kỷ lục 244 vào tháng Tám.