Bản tin chiều ngày 21/01/2019
Giá dầu tăng lên mức cao nhất năm 2019 trong phiên châu Âu thứ Hai sau khi dữ liệu cho thấy hoạt động tinh chế nhà máy lọc dầu ở Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới, đã leo lên mức kỷ lục trong năm 2018, mặc dù nền kinh tế chậm lại năm ngoái.
Các nhà phân tích cho biết giá cả đang được hỗ trợ thêm bởi việc cắt giảm nguồn cung do Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) khởi xướng.
Dầu thô tương lai Brent quốc tế (LCOc1) ở mức 62,94 USD/thùng vào lúc 0404 GMT, tăng 24 cent, tương đương 0,4%, từ mức chốt phiên thứ Sáu. Brent trước đó đã tăng trên 63 USD lần đầu tiên trong năm 2019.
Hợp đồng tương lai dầu thô West Texas Intermediate (WTI) của Mỹ (CLc1) ở mức 54,05 USD/thùng, tăng 25 cent, tương đương 0,5%. Đây là lần đầu tiên trong năm nay, WTI tăng trên 54 USD một thùng.
Các thương nhân cho biết mức tăng giá xuất hiện sau khi dữ liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố hôm thứ Hai cho thấy dầu thô đầu vào của nhà máy lọc dầu tăng lên mức kỷ lục 603,57 triệu tấn trong năm 2018, tương đương 12,12 triệu thùng mỗi ngà, tăng 6,8% so với năm trước đó.
Con số nhu cầu dầu mạnh mẽ đã xuất hiện bất chấp tăng trưởng kinh tế năm 2018 của Trung Quốc chậm lại ở mức yếu nhất trong 28 năm, ở mức 6,6% so với 6,8% trong năm 2017.
Mặc dù sự chậm lại là bằng với kỳ vọng và không mạnh như một số nhà phân tích đã dự kiến, sự hạ nhiệt của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phủ bóng đen lên tăng trưởng toàn cầu.
"Triển vọng toàn cầu vẫn còn u ám, mặc dù có những mặt tích cực từ một Fed ôn hòa (hiện đang thúc đẩy các đơn xin thế chấp ở Mỹ), Trung Quốc nới lỏng nhanh hơn (ổn định tăng trưởng tín dụng Trung Quốc) và một thỏa thuận ngừng chiến bền vững hơn giữa Mỹ-Trung Quốc," ngân hàng Mỹ J.P. Morgan cho biết trong một báo cáo nghiên cứu.
Mặc dù vậy, các nhà phân tích cho biết việc cắt giảm nguồn cung do OPEC dẫn đầu có thể sẽ hỗ trợ giá dầu thô.
"Brent có thể duy trì trên 60 USD mỗi thùng nhờ vào sự tuân thủ của OPEC +, hết thời hạn miễn trừng trừng phạt cấm vận Iran và tăng trưởng sản lượng chậm hơn ở Mỹ," J.P. Morgan nói.
Ngân hàng này khuyến nghị các nhà đầu tư nên "duy trì vị thế dài" dầu thô, đề cập đến việc mua hợp đồng tương lai với kỳ vọng giá sẽ tăng.
Các nhà nghiên cứu tại Bernstein Energy cho biết việc cắt giảm nguồn cung do OPEC dẫn đầu "sẽ đưa thị trường trở lại hụt cung" trong gần như suốt năm 2019 và rằng điều này sẽ cho phép giá dầu tăng lên 70 USD/thùng trước khi kết thúc năm nay.
Tại Mỹ, các công ty năng lượng đã cắt giảm 21 giàn khoan dầu trong tuần đến ngày 18 tháng 1, đưa tổng số giàn khoan xuống còn 852, mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2018, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết trong một báo cáo hàng tuần vào thứ Sáu.
Đó là sự sụt giảm lớn nhất kể từ tháng 2 năm 2016, khi các công ty khoan đã phản ứng với sự sụt giảm 40% của giá dầu thô Mỹ vào cuối năm ngoái.
Tuy nhiên, sản lượng dầu thô của Mỹ vẫn tăng hơn 2 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2018, lên mức kỷ lục 11,9 triệu thùng/ngày.
Với số lượng giàn khoan bị đình trệ, tốc độ tăng trưởng của năm ngoái khó có thể lặp lại trong năm 2019, mặc dù hầu hết các nhà phân tích dự đoán sản lượng hàng năm sẽ đạt trung bình hơn 12 triệu thùng/ngày, đưa Mỹ trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới đứng trước Nga và Saudi Arabia.
Dự báo
Đà tăng giá tuần trước chỉ ra rằng hai sự kiện sẽ cần phải diễn ra để duy trì xu hướng tăng hiện tại. Đầu tiên, Mỹ và Trung Quốc phải tiếp tục đạt được tiến bộ hướng tới một hiệp định thương mại và OPEC phải tiếp tục tuân thủ chiến lược hạn chế sản lượng của mình. Điều này là do mục tiêu của Mỹ trở là trở thành nhà xuất khẩu ròng trong khi cắt giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ nước ngoài.
Bất chấp hàng loạt các sự kiện có khả năng tăng giá, các trader vẫn tỏ ra lạc quan thận trọng về viễn cảnh tăng giá của thị trường vì lo ngại về sản lượng tăng của Mỹ và khó khăn để đạt được thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc một cách kịp thời.
Trong ngắn hạn, mối tương quan của dầu với cổ phiếu hiện tại rất cao và dòng tiền có rủi ro cao hơn có thể thấy WTI test mức kháng cự trong khoảng từ 53 đến 54 USD trong phiên giao dịch.
Bản tin sáng ngày 21/01/2019
Giá dầu giảm trong phiên châu Á sáng thứ Hai, bị sức ép giảm bởi những kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ báo cáo tăng trưởng kinh tế yếu nhất trong gần ba thập kỷ trong bối cảnh nhu cầu nội địa suy giảm và thuế quan của Mỹ.
Tuy nhiên, các nhà phân tích dự đoán giá dầu sẽ được hỗ trợ tương đối tốt trong năm nay do cắt giảm nguồn cung do Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và một số đồng minh ngoài OPEC, gồm có Nga.
Dầu thô tương lai Brent quốc tế (LCOc1) ở mức 62,30 USD/thùng vào lúc 0022 GMT, giảm 40 cent, tương đương 0,6%, từ phiên chốt thứ Sáu tuần trước.
Hợp đồng tương lai dầu thô West Texas Intermediate (WTI) của M (CLc1) đã giảm 37 cent, tương đương 0,7%, ở mức 53,43 USD/thùng.
Ngân hàng Mỹ J.P. Morgan nói rằng có những dấu hiệu bất ổn kinh tế đang diễn ra.
"Triển vọng toàn cầu vẫn còn u ám, mặc dù có những mặt tích cực từ một Fed ôn hòa (hiện đang thúc đẩy các đơn xin thế chấp ở Mỹ), Trung Quốc nới lỏng nhanh hơn (ổn định tăng trưởng tín dụng Trung Quốc) và một thỏa thuận ngừng chiến bền vững hơn giữa Mỹ-Trung Quốc,"
Mặc dù vậy, các nhà phân tích cho rằng cắt giảm nguồn cung do OPEC khởi xướng có thể sẽ cung cấp sự hỗ trợ cho giá dầu thô.
"Brent có thể duy trì trên 60 USD mỗi thùng nhờ vào sự tuân thủ OPEC+, hết thời hạn miễn trừ cấm vận Iran và tăng trưởng sản lượng chậm hơn ở Mỹ," J.P. Morgan nói.
Ngân hàng này khuyến cáo các nhà đầu tư nên "duy trì vị thế dài" dầu thô.
Các nhà nghiên cứu tại Bernstein Energy cho biết việc cắt giảm nguồn cung do OPEC dẫn đầu "sẽ đưa thị trường trở lại hụt cung" trong gầy như suốt năm 2019 và rằng "điều này sẽ cho phép giá dầu tăng lên 70 USD/thùng trước khi kết thúc năm nay từ mức hiện tại là 60 USD mỗi thùng."
Tại Mỹ, các công ty năng lượng đã cắt giảm 21 giàn khoan dầu trong tuần đến ngày 18 tháng 1, đưa tổng số giàn khoan xuống còn 852, mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2018, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết trong một báo cáo hàng tuần vào thứ Sáu.
Đó là sự sụt giảm lớn nhất kể từ tháng 2 năm 2016, khi các công ty khoan đã phản ứng với sự sụt giảm 40% của giá dầu thô Mỹ vào cuối năm ngoái.
Tuy nhiên, sản lượng dầu thô của Mỹ vẫn tăng hơn 2 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2018, lên mức kỷ lục 11,9 triệu thùng/ngày.
Với số lượng giàn khoan bị đình trệ, tốc độ tăng trưởng của năm ngoái khó có thể lặp lại trong năm 2019, mặc dù hầu hết các nhà phân tích dự đoán sản lượng hàng năm sẽ đạt trung bình hơn 12 triệu thùng/ngày, đưa Mỹ trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới đứng trước Nga và Saudi Arabia.
Dự báo
Đà tăng giá tuần trước chỉ ra rằng hai sự kiện sẽ cần phải diễn ra để duy trì xu hướng tăng hiện tại. Đầu tiên, Mỹ và Trung Quốc phải tiếp tục đạt được tiến bộ hướng tới một hiệp định thương mại và OPEC phải tiếp tục tuân thủ chiến lược hạn chế sản lượng của mình. Điều này là do mục tiêu của Mỹ trở là trở thành nhà xuất khẩu ròng trong khi cắt giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ nước ngoài.
Bất chấp hàng loạt các sự kiện có khả năng tăng giá, các trader vẫn tỏ ra lạc quan thận trọng về viễn cảnh tăng giá của thị trường vì lo ngại về sản lượng tăng của Mỹ và khó khăn để đạt được thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc một cách kịp thời.
Trong ngắn hạn, mối tương quan của dầu với cổ phiếu hiện tại rất cao và dòng tiền có rủi ro cao hơn có thể thấy WTI test mức kháng cự trong khoảng từ 53 đến 54 USD trong phiên giao dịch.