Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 20/05/2021

 

Bản tin dầu thô chiều 20/5/2021

Giá dầu tăng trở lại vào sáng thứ Năm trong phiên châu Á nhưng vẫn ở mức thấp nhất trong ba tuần ngay cả khi Mỹ tăng nguồn cung nhiên liệu. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn lo ngại về sự tăng vọt số ca nhiễm COVID-19 ở châu Á.

Dầu Brent giao sau tăng 0,30% lên 66,86 USD/thùng và dầu WTI tương lai tăng 0,57% lên 63,72 USD/thùng. Hợp đồng WTI giao tháng 6 sẽ đáo hạn sau ngay hôm nay.

Dữ liệu nguồn cung dầu thô của Mỹ từ Cơ quan Thông tin Năng lượng EIA, được công bố hôm thứ Tư, cho thấy mức tăng 1,32 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 14 tháng 5, thấp hơn so với mức tăng 1,623 triệu thùng được dự báo trước đó.

Trong khi đó, Mỹ và Iran gần khôi phục một thỏa thuận hạt nhân năm 2015 mà có thể dẫn đến dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và thúc đẩy nguồn cung dầu thô của Iran.

Enrique Mora, quan chức Liên minh châu Âu phụ trách điều phối ngoại giao tại Vienna cho các cuộc đàm phán hạt nhân, cho biết ông hy vọng tất cả các bên sẽ quay trở lại thỏa thuận trước cuộc bầu cử tổng thống của Iran vào ngày 18 tháng 6. Iran cũng sẽ sớm xuất khẩu sản lượng dầu thô ngày càng tăng từ cảng Jask nằm trên Vịnh Oman từ tháng 6 trở đi, cho phép họ tránh đi qua eo biển Hormuz.

 

Về nhu cầu, mặc dù dầu tăng khoảng 30% trong năm nay do sự phục hồi kinh tế liên tục từ COVID-19 ở Mỹ, Trung Quốc và một số khu vực châu Âu, nhưng sự bùng phát trở lại ở khu vực châu Á vẫn làm lu mờ thị trường. Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, tại Ấn Độ, số ca nhiễm COVID-19 đã lên đến 25 triệu ca vào ngày 20 tháng 5, với gần 66% số người được xét nghiệm ở nước này cho thấy có phơi nhiễm với COVID-19.

Bản tin dầu thô sáng ngày 20/5/2021

Giá dầu đã sụt hơn 2 USD vào ngày thứ Tư do những lo ngại mới về nhu cầu khi số ca nhiễm Covid-19 ở châu Á tăng vọt và do lo ngại lạm phát gia tăng có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất, điều này có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế.

Giá dầu thô West Texas Intermediate được giao dịch tại New York, chuẩn cho dầu thô của Mỹ, giảm 2,13 USD, tương đương 3,3%, ở mức 63,36 USD/thùng. Trước đó, nó đã chạm mức thấp nhất trong 3 tuần là 61,98.

Brent giao dịch tại London, chuẩn toàn cầu cho dầu thô, giảm 2,03 USD, hay gần 3%, ở mức 66,66. Brent đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tuần là 65,30 trong ngày.

Đà tăng lên 70 USD/thùng của dầu Brent được thúc đẩy bởi sự lạc quan về việc tái mở cửa kinh tế Mỹ và châu Âu, trong số những quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, giá dầu sau đó đã sụt giảm do lo ngại nhu cầu nhiên liệu suy yếu ở châu Á khi số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt ở Ấn Độ, Đài Loan, Việt Nam và Thái Lan, dẫn đến làn sóng hạn chế đi lại mới.

“Bức tranh toàn cầu về nhu cầu có lẽ bị chia rẻ nhiều nhất kể từ khi bắt đầu đại đại dịch”, chuyên gia phân tích thị trường Sophie Griffiths của Oanda chia sẻ.

Mặc dù vậy, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết giá dầu đã ổn định và thị trường gần như cân bằng, với cầu vượt một chút so với cung.

Những bất ổn về lạm phát cũng khiến nhà đầu tư giảm tiếp xúc với các tài sản rủi ro hơn như dầu.

Chuyên gia kinh tế Justin Smirk của Westpac dự đoán rằng Fed có thể nâng lãi suất bởi vì lo ngại lạm phát gây sức ép đến triển vọng tăng trưởng và kế tiếp là nhu cầu hàng hóa.

Fed đã chỉ ra rằng lãi suất vẫn sẽ giữ ở mức thấp hiện tại cho đến năm 2023, mặc dù các thị trường tương lai cho thấy nhà đầu tư tin rằng lãi suất có thể bắt đầu được nâng lên vào tháng 9/2022.