Bản tin dầu thô sáng ngày 20/02/2020
Điều đáng lẽ đã xảy ra từ lâu đối với giá dầu thô - nguồn cung bị siết chặt ở Libya - cuối cùng đã bắt đầu ảnh hưởng, kéo dài sự hồi phục của thị trường từ các điều kiện bán quá mức.
Thêm vào đó là những nhận xét của Saudi Arabia rằng đại dịch virus Trung Quốc giống như một ngôi nhà đang cháy cần một đội cứu hỏa như OPEC và các ệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào một nhánh của công ty năng lượng Nga Rosneft vì đ hỗ trợ của chính phủ Venezuela.
West Texas Intermediate, chuẩn Mỹ, tăng 1,20 USD vào Thứ Tư, tương đương 2,3%, ở mức 53,49.
Brent, chuẩn toàn cầu, tăng 1. 37, tương đương 2,4%, ở mức 59,12 USD/thùng.
Đà tăng hôm thứ Tư đã kéo dài sự hồi phục bắt đầu vào tuần trước sau năm tuần thua lỗ trước đó ở WTI và Brent.
Trong khi một phần mức tăng này có thể được cho là do nhu cầu tài sản rủi ro cao hơn trên các thị trường do giảm bớt lo lắng về đại dịch virus Trung Quốc, phần lớn đà tăng đến từ việc ngừng cung cấp dầu thô Libya. Libya có trữ lượng dầu lớn nhất châu Phi và đang chật vật trong cuộc chiến phe phái tranh giành kéo dài hàng thập kỷ nổ ra sau khi nhà độc tài Muammar Gaddafi bị lật đổ.
Các cuộc đàm phán ngừng bắn trong cuộc nội chiến ở Libya đã bị phá vỡ trong bối cảnh tin tức cho hay rằng Quân đội Quốc gia Libya LNA, do Tướng Khalifa Haftar lãnh đạo, đã phá hủy một con tàu Thổ Nhĩ Kỳ ở Cảng Tripoli, nơi được cho là đang mang vũ khí và đạn dược.
Phil Flynn, nhà phân tích của Price Futures Group cho biết, “thị trường dầu mỏ đang bắt đầu nhận ra rằng tệ như sự phá hủy nhu cầu từ coronavirus, việc thiếu xuất khẩu từ Libya có thể sẽ đáp ứng các thùng dầu tiêu thụ bị mất.”
"Libya đã xuất khẩu 1,2 triệu thùng mỗi ngày", Flynn nói. "Đó là nhiều hơn ước tính thiệt hại nhu cầu khoảng 400.000 thùng mỗi ngày đến khoảng 1 triệu mỗi ngày. Dù sự phá hủy nhu cầu thực sự có là gì, rõ ràng Libya đang bù đắp rất nhiều và sau nhiều năm, tỷ lệ xuất khẩu dầu của Libya đã giảm đáng kể.”
Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Abdulaziz bin Salman đã ví tác động của cuộc khủng hoảng Covid-19 của Trung Quốc đối với dầu mỏ như một ngôi nhà đang cháy cần sự can thiệp khẩn cấp của OPEC, Bloomberg đưa tin. Saudi và phần còn lại của OPEC đã đề xuất cắt giảm nguồn cung thêm 600.000 thùng mỗi ngày để giảm thiểu nhu cầu bị mất do virus, nhưng đồng minh chủ chốt là Nga vẫn chưa đồng ý với kế hoạch này.
Về thông tin trừng phát, chính quyền Trump đã nhắm mục tiêu vào một chi nhánh của Rosneft PJSC do duy trì mối quan hệ với Nicolas Maduro và công ty dầu lửa nhà nước Venezuela. Các lệnh cấm đi kèm với thời hạn kéo dài ba tháng hết hạn vào ngày 20 tháng 5. Mặc dù các lệnh trừng phạt không thực sự ảnh hưởng đến giao dịch hàng ngày trong dầu thô, nhưng chúng đã thêm vào căng thẳng địa chính trị trong dầu mỏ, làm tăng giá.
Dự báo dầu thô sáng ngày 20/02/2020
Có vẻ như thị trường đang nhận được vực dậy nhờ từ và các lệnh trừng phạt cả Mỹ. Dịch coronavius đang dần di chuyển đến phía sau của mọi người. Hình dạng của đường cong đã được cải thiện và cho thấy có một số nhu cầu. Ngoài ra Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, đang xem xét các bước để củng cố nền kinh tế của mình, chẳng hạn như bơm tiền trực tiếp và sáp nhập để hồi sinh ngành công nghiệp hàng không.
Giá dầu thô WTI đang trên đà tăng và liệu giá có thể có đủ lực hỗ trợ từ nhà đầu cơ giá tăng để hướng lên 55 nhờ vào 2 yếu tố bất ổn làm gián đoạn gần như toàn bộ nguồn cung ở Lybia và căng thẳng địa chính trị xoay quanh Nga, Mỹ và Venezuela) hay sẽ gặp phải sự kháng cự từ các nhà đầu cơ giá giảm vẫn duy trì niềm tin vào COVID-19 sẽ phá hủy đáng kể nhu cầu tiêu thụ để duy trì giá xung quanh 50.