Bản tin chiều 19/9/2018
Giá dầu Mỹ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi báo cáo dự trữ dầu thô của Mỹ tăng và những diễn biến mới trong căng thẳng thương mại leo thang Mỹ-Trung.
Dầu thô WTI giao tháng 10 giảm 0,2% xuống 69,71 USD/thùng, trong khi dầu Brent giao tháng 11 giảm 0,01% xuống 79,02 USD/thùng.
Dữ liệu từ Viện Dầu khí Mỹ (API) hôm thứ Ba cho thấy các kho dự trữ dầu thô Mỹ tăng 1,2 triệu thùng, lên 397,1 triệu trong tuần tính đến ngày 14/9, trái ngược với kỳ vọng của thị trường giảm 2,7 triệu thùng.
Trong khi đó, tranh chấp thương mại mới nhất giữa Washington và Bắc Kinh leo thang khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế 10% cho hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc vào thứ Hai, dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 24/9. Trung Quốc đã trả đũa bằng việc áp thuế bổ sung cho 60 tỷ USD hàng hóa hôm thứ Ba. Những diễn biến này đang gây lo ngại cho thị trường dầu mỏ.
Bộ trưởng từ các quốc gia trong và ngoài OPEC dự kiến sẽ gặp nhau vào Chủ Nhật để bàn về chính sách sản lượng. Các nguồn tin của OPEC nói với Reuters rằng không có hành động sắp xảy ra nào được lên kế hoạch và các thành viên sẽ thảo luận cách chia sẻ mức tăng sản lượng thế nào.
Bloomberg đưa tin hôm thứ Ba rằng Saudi Arabia hiện đang thoải mái với giá dầu trên 80 USD/thùng trong ngắn hạn.
Dự báo
Giá dầu thô dao động quanh mức 69,74 kể từ hôm qua, do đó, chúng tôi cho rằng có khả năng sẽ tiếp tục xu hướng tăng trong các phiên sắp tới, với mục tiêu chính là 71,38, miễn là duy trì được trên ngưỡng 68,73, nếu không sẽ ngừng tăng và đẩy giá xuống test mốc 67,91.
Thị trường dầu mỏ ngày càng bị sức ép giảm trong những tuần gần đây do viễn cảnh leo thang tranh chấp thương mại hơn nữa, làm mờ thêm triển vọng nhu cầu. Hỗ trợ cho giá dầu có thể đến từ viễn cảnh cắt giảm nguồn cung tiềm năng từ các biện pháp trừng phạt của Mỹ lên Iran đang đến gần, nhưng cho đến lúc đó các trader sẽ theo sát diễn biến trên thị trường một cách chặt chẽ.
Xu hướng giá sẽ tiếp tục giằng co và biến động mạnh. Xangdau.net dự đoán giá sẽ cố gắng bứt phá để tiếp cận ngưỡng 70 trong tuần này, nhưng sau đó sẽ điều chỉnh giảm dần trở lại 68-69 vì Mỹ bước vào giai đoạn tiêu thụ thấp điểm, và nếu căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang bằng các đợt áp thuế lẫn nhau.
Tuy nhiên một loạt các cơn bão liên tiếp đổ bộ vào Mỹ sẽ mang theo những yếu tố bất ngờ theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực tùy thuộc vào đường đi cũng như tác động của các cơn bão vào khu vực này.
Bản tin sáng ngày 19/09/2018
Hợp đồng dầu tương lai chốt tăng hơn 1% trong phiên thứ Ba, do các nguy cơ nguồn cung dầu toàn cầu tăng lên trước khi dữ liệu cho thấy tồn kho tại Mỹ giảm tuần thứ năm liên tiếp.
Những phát biểu được báo cáo gần đây từ các quan chức Saudi Arabia đã thể hiện mức độ thoải mái mới với mức giá cao hơn trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran có thể làm gián đoạn sản lượng toàn cầu.
Dầu chuẩn Mỹ, dầu thô West Texas Intermediate giao tháng 10 CLV8, tăng 94 cent, tương đương 1,4%, chốt ở mức 69,85 USD/thùng trên sàn New York Mercantile Exchange. Dầu Brent tháng 11, LCOX8, chuẩn toàn cầu, tăng 98 cent, tương đương 1,3%, lên 79,03 USD/thùng trên sàn ICE Futures Europe.
Các quan chức Saudi, theo một báo cáo của Bloomberg trích dẫn những nguồn tin thông thuộc với các cuộc thảo luận, cho biết họ không có ý định đẩy giá cao hơn nhưng đang ngày càng quen dần với triển vọng tương lai cao hơn, có khả năng là kết quả của các lệnh trừng phạt chống lại Iran. có hiệu lực trong vòng chưa đầy hai tháng nữa. Trước đây, Saudi Arabia, lãnh đạo thực tế của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, đã có vẻ e ngại trước những phàn nàn của Tổng thống Donald Trump rằng giá dầu thô đã trở nên quá cao.
Các bình luận của Saudi Arabia đưa ra trước cuộc họp ngày 23/9 tại Algiers của Ủy ban Giám sát Bộ trưởng OPEC/ngoài OPEC, được giao nhiệm vụ đảm bảo rằng các mục tiêu của hiệp ước cắt giảm sản xuất được thực hiện trong tháng 1/2017 được đáp ứng. Hồi tháng 6, OPEC cho biết các thành viên và các nhà sản xuất đồng minh đã đồng ý tăng sản lượng dầu thêm 1 triệu thùng/ngày để nới lỏng hạn chế sản xuất và tránh tình trạng thiếu hụt nguồn cung tiềm năng.
Trump đã quyết định vào tháng 5 để rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Tehran. Các biện pháp trừng phạt chống lại Iran, đặc biệt nhắm vào sản lượng dầu của nước này, có hiệu lực vào ngày 4 tháng 11.
Các nhà sản xuất dầu lớn, bao gồm Nga, đã vật lộn với cách đảm bảo sự ổn định của thị trường khi các biện pháp trừng phạt được áp đặt.
Trong cuộc phỏng vấn gần đây với Platts, Alaa al-Yassiri, Tổng giám đốc Tổ chức Tiếp thị Dầu mỏ SOMO của Iraq, cho biết nước này có thể tăng sản lượng dầu của mình ngay lập tức để hỗ trợ thị trường trước các lệnh trừng phạt của Iran. các biện pháp trừng phạt có thể dẫn đến việc mất 1,4 triệu thùng dầu thô mỗi ngày từ nhà sản xuất dầu lớn thứ ba OPEC này.
Căng thẳng gia tăng giữa Nga và Israel cũng góp phần đà tăng giá dầu hôm thứ Ba. Nga đổ lỗi cho Israel về việc các máy bay trinh sát của mình bị bắn hạ qua đêm bởi hệ thống phòng thủ của Syria.
Trong khi đó, đúng như dự đoán, chính quyền Trump đã công bố áp thuế nhập khẩu 10% vào 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, trong một loạt các sản phẩm, bao gồm hành lý và hải sản, sẽ có hiệu lực vào ngày 24 tháng 9 và tăng lên 25% vào cuối năm. Trung đáp trả với mức thuế 60 tỷ USD vào hàng hóa của Mỹ.
Các tranh chấp về thuế giữa Bắc Kinh và Washington và nỗi lo ngại rằng những cuộc xung đột đó giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể làm gián đoạn sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu, nếu họ leo thang, là một vấn đề gây lo lắng trên thị trường và đã làm gia tăng nghi ngờ về nhu cầu tiêu thụ dầu thô.
Những người tham gia thị trường sẽ xem dữ liệu tồn kho từ API, cho tuần kết thúc vào ngày 14 tháng 9, theo sau là một báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng EIA vào thứ Tư. Cả hai báo cáo tuần trước cho thấy sự sụt giảm mạnh trong kho dự trữ dầu thô cho tuần kết thúc ngày 7 tháng 9.
Dự báo của Platts cho thấy mức giảm 3 triệu thùng dầu thô trong tuần trước, với lượng tồn kho xăng giảm 1,6 triệu thùng và sản phẩm chưng cất giảm 282.000 thùng.
Dự báo
WTI chốt tăng trong phiên thứ Ba do kỳ vọng nguồn cung toàn cầu thắt chặt hơn do Saudi Arabia nói rằng nước này hoàn toàn cảm thấy thoái mái với giá dầu cao hơn, trong khi những nhà sản xuất lớn được đồn rằng sẽ không đưa ra các kế hoạch mới tại cuộc họp quan trọng vào tuần tới.
Giá dầu thô đã quay đầu giảm sau một nỗ lực vượt mốc 70.00 trong phiên tối hôm qua nhưng không thành công và di chuyển về mức dưới 69.74, trong khi EMA50 tiếp tục cung cấp hỗ trợ tích cực cho giá. Do đó chúng tôi cho rằng xu hướng tăng của giá sẽ tiếp tục trong điều kiện giá duy trì trên 68.73, với mục tiêu tiếp theo tại 71.38.
Các thị trường dầu mỏ ngày càng bị sức ép giảm trong những tuần gần đây do viễn cảnh leo thang tranh chấp thương mại hơn nữa, mà chỉ phục vụ để làm mờ thêm triển vọng nhu cầu. Hỗ trợ cho giá dầu có thể đến từ viễn cảnh cắt giảm nguồn cung tiềm năng từ các biện pháp trừng phạt của Mỹ lên Iran đang tiến gần, nhưng cho đến lúc đó các trader sẽ theo sát diễn biến trên thị trường một cách chặt chẽ.
Xu hướng giá sẽ tiếp tục giằng co và biến động mạnh. Xangdau.net dự đoán giá sẽ cố gắng bứt phá để tiếp cận ngưỡng 70 trong tuần này, nhưng sau đó sẽ điều chỉnh giảm dần trở lại 68-69 vì Mỹ bước vào giai đoạn tiêu thụ thấp điểm, và nếu căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang bằng các đợt áp thuế lẫn nhau.
Tuy nhiên một loạt các cơn bão liên tiếp đổ bộ vào Mỹ sẽ mang theo những yếu tố bất ngờ theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực tùy thuộc vào đường đi cũng như tác động của các cơn bão vào khu vực này.