Bản tin chiều 18/12/2018
Giá dầu tiếp tục đi xuống trong phiên sáng thứ Ba khi dầu thô WTI lần đầu tiên chọc thủng mốc 50 USD trong một năm do sản lượng tăng vọt ở Mỹ và triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm.
Dầu thô WTI giao tháng 2 giảm 93 cent xuống còn 49,27 USD/thùng trên Sàn giao dịch hàng hóa New York, hợp đồng WTI giao tháng 1 cũng giảm 97 cent xuống 48,91 USD/thùng. Trong khi Brent giao tháng 2 giảm 1 USD xuống 58,61 USD/thùng.
Sản lượng dầu ở Mỹ dự kiến sẽ đạt 8,032 triệu thùng mỗi ngày trong tháng này và 8,66 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 1, theo báo cáo từ Cơ quan Thông tin Năng lượng hôm thứ Ba. Tổ chức này đã đưa ra một dự báo vào tuần trước rằng ước tính sản lượng dầu thô trung bình trong năm nay sẽ đạt 10,9 triệu thùng mỗi ngày và nhảy vọt lên 12,1 triệu thùng mỗi ngày vào năm tới.
Tồn kho tại trung tâm dự trữ Mỹ Cushing, Oklahoma, điểm giao hợp đồng tương lai WTI, tăng hơn 1 triệu thùng từ ngày 11-14/12, trích dẫn số liệu từ công ty Genscape.
Giá dầu thô thấp hơn trong bối cảnh lo ngại nhu cầu yếu hơn đẩy tồn kho ở Mỹ tăng cao hơn. Các nhà đầu tư cũng lo ngại rằng OPEC sẽ chật vật để giữ thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Điều này có thể sẽ làm cho giá vẫn bị sức ép cho đến khi có bằng chứng cho thấy sản lượng đang được cắt giảm, ngân hàng ANZ nói với Reuters.
Dù OPEC và các đồng minh đã có một cuộc họp tại Vienna, Áo, vào đầu tháng và họ đã đạt được thỏa thuận giảm sản lượng để tránh tình trạng thừa cung, nhưng thị trường vẫn còn nghi ngờ.
“Luôn có một dấu chấm hỏi về việc quốc gia OPEC và Nga sẽ hoặc không thực hiện lời hứa của họ ở mức độ nào”, Pavel Pavel Molchanov, nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư Raymond James & Associates, nói với Bloomberg.
Một báo cáo của Bloomberg cho thấy hơn một nửa các nước trong OPEC + đã không tuân thủ hiệp ước ban đầu trong tháng 11, khi Saudi sản xuất nhiều hơn gần 1 triệu thùng mỗi ngày so với hạn mức.
Các nhà phân tích cho rằng sự suy giảm toàn cầu trên thị trường chứng khoán cũng làm ảnh hưởng xấu tới giá dầu.
Ngoài ra, các nhà đầu tư lo lắng rằng việc tăng lãi suất của Fed trong tháng này cũng có thể làm nền kinh tế phát triển chậm lại.
Dự báo
Nhiều nỗi lo sợ đang bủa vây lấy thị trường hiện nay: suy thoái kinh tế toàn cầu, sản lượng dầu đá phiến tiếp tục tăng dẫn đến tình trạng dư cung, căng thẳng thương mại. Các trader hiện nay đang tỏ ra thận trọng trong bối cảnh đang đến gần các ngày nghỉ lễ cuối năm nên có thể ảnh hưởng tới tâm lý chốt hợp đồng của họ.
Theo nhận định của xangdau.net, các yếu tố làm giá xuống có phần lấn át lực hỗ trợ giá, do đó xu hướng giá trong thời gian tới có thể dao động trong phạm vi 48-50.
Bản tin sáng ngày 18/12/2018
Giá dầu thô giảm 3% trong phiên thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, với West Texas Intermediate đã chốt ở mức thấp nhất 14 tháng dưới mức 50 USD mỗi thùng lần đầu tiên kể từ năm 2017. Lần trượt giảm này bất chấp dự đoán giảm hàng tồn kho dầu thô của Mỹ tuần thứ ba liên tiếp của các nhà phân tích, với mức giảm gần đây nhất là 2,5 triệu thùng.
Dầu thô WTI của Mỹ đã giảm 1,32 USD, tương đương 2,6%, ở mức 49,88 USD/thùng, mức đóng phiên thấp nhất kể từ tháng 10/2017. Brent, chuẩn dầu toàn cầu, đã giảm 69 cent, tương đương 1,1%, xuống 59,61 USD/thùng.
Dầu sụt giảm mạnh khi chứng khoán Mỹ chứng kiến một đợt bán tháo mạnh khác, với chỉ số Dow Jones mất đi hoàn toàn mức tăng 400 điểm trong phiên giao dịch cuối buổi chiều.
Bên ngoài nước Mỹ, Trung Quốc đã báo cáo dữ liệu doanh số bán lẻ suy yếu hơn dự kiến, đã tăng trưởng với tốc độ yếu nhất kể từ tháng 11/2003.
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), một tổ chức bảo trợ cho các ngân hàng trung ương của thế giới, cũng cảnh báo vào cuối tuần sẽ có thêm đợt bán tháo thị trường trong tương lai gần, trong khi Anh chật vật để đáp ứng thời hạn Brexit với thủ tướng Theresa May có được thêm hơn 100 ngày một chút cho nhiệm vụ này.
"Dầu vẫn đang cố gắng tìm kiếm một đáy vì nỗi sợ kinh tế vĩ mô đang vượt xa nhận thức thông thường", Phil Flynn, nhà phân tích thị trường cao cấp về năng lượng tại công ty môi giới The Price Futures Group tại Chicago, nói.
Chỉ với hai tuần trước khi kết thúc năm 2018, WTI vẫn giảm gần 20% trong năm và thấp hơn 35% so với mức cao nhất trong bốn năm gần 77 USD/thùng đạt được vào đầu tháng 10. Brent giảm khoảng 12% trong năm và thấp hơn gần 32% so với mức cao nhất trong 4 năm gần 87 USD/thùng đạt được hai tháng trước.
Dominick Chirichella thuộc Viện Quản lý Năng lượng ở New York cho biết mặc dù việc cắt giảm nguồn cung dầu thô tập trung vào Mỹ của Saudi Arabia cũng là một yếu tố tích cực đối với dầu mỏ, nhưng họ không phải là người thay đổi cuộc chơi ngay lập tức do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2019, cùng với lo lắng rằng thỏa thuận tạm đình chiến trong thương mại Mỹ-Trung có thể chỉ là những chiến thắng mang tính biểu tượng hơn là tiến bộ thực tế.
Dự báo
Nỗi sợ hãi về suy thoái kinh tế toàn cầu và những ẩn số khác đang điều khiển thị trường dầu mỏ nhiều hơn mong muốn được thể hiện của Saudi để cân bằng thị trường với việc cắt giảm sản lượng.
Với nỗi sợ chiến tranh thương mại và một thị trường chứng khoán yếu ớt, thật khó để các nhà giao dịch dầu nhìn vào tình huống thị trường dầu đang thắt chặt với bất kỳ cảm giác sợ hãi nào. Thay vào đó, thị trường đang giao dịch về những gì có thể xảy ra nếu nền kinh tế chậm lại. Các trader thay vào đó sẽ xem xét các thị trường bên ngoài để định hướng vì các yếu tố cơ bản tăng giá ngắn hạn cho dầu mỏ dường như không còn mang tính chất quan trọng.
Do đó với sự thận trọng của các trader, chúng tôi cho rằng giá vẫn sẽ nằm trên mốc quan trọng 50 chứ không thể giảm sâu hơn xuống bên dưới ngưỡng này. Số liệu của API và EIA tuần này cũng như Saudi Arabia và các đồng minh khác trong OPEC sẽ có những động tác để trấn an thị trường nhằm tránh cho giá giảm sâu hơn.