Bản tin dầu thô chiều ngày 17/02/2020
Giá dầu ít thay đổi trong phiên châu Á thứ Hai do lo ngại về nhu cầu nhiên liệu giảm do sự sụp đổ kinh tế từ sự bùng phát coronavirus ở Trung Quốc đã được bù đắp bởi những kỳ vọng rằng việc cắt giảm sản lượng từ các nhà sản xuất lớn sẽ thắt chặt nguồn cung dầu thô.
Dầu thô Brent (LCOc1) ở mức 57,27 USD/thùng, giảm 5 cent vào lúc 0541 GMT sau khi tăng 5,2% trong tuần trước, mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 9 năm 2019.
Dầu thô Trung cấp West Texas (CLc1) của Mỹ đã tăng 8 cent lên 52,13 USD/thùng, sau khi tăng 3,4% trong tuần trước.
Nhật Bản, nước tiêu thụ dầu lớn thứ tư thế giới, đã báo cáo sự thu hẹp kinh tế là 6,3% trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 và có đồn đoán cho rằng sẽ có sự thu hẹp hơn nữa trong quý từ tháng 1 đến tháng 3 vì sự lây nhiễm COVID-19. Singapore, nước có nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại là phong vũ biểu cho khu vực, cũng cảnh báo về khả năng suy thoái trong quý này vì sự bùng phát dịch bệnh.
"Dầu vẫn dễ bị tổn thương do nguồn cung dư thừa và sự suy giảm kinh tế do coronavirus gây ra ở Trung Quốc và các khu vực khác ở châu Á," Jeffrey Halley, nhà phân tích thị trường tại OANDA ở Singapore cho biết.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết loại virus này sẽ làm cho nhu cầu dầu giảm tới 435.000 thùng mỗi ngày trong quý đầu tiên của năm nay so với cùng kỳ năm trước, quý giảm đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009.
Các nhà phân tích tại Capital Economics cho biết rằng còn quá sớm để bắt đầu đánh giá sự sụp đổ kinh tế dài hạn từ dịch bệnh này và các nhà đầu tư sẽ tập trung vào dự liệu sản xuất tháng Hai, đặc biệt ở châu Á, cho một dấu hiệu sớm về mức độ ảnh hưởng như thế nào của virus đến chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu.
"Chúng tôi dự đoán dữ liệu sẽ yếu, nhưng nếu chúng tốt hơn mong đợi thì giá cả các mặt hàng công nghiệp có thể tăng hơn nữa," các nhà phân tích nói.
Dầu đã tăng giá lần đầu tiên vào tuần trước kể từ đầu tháng 1 vì sự lạc quan rằng các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc trong bối cảnh dịch bệnh có thể dẫn đến sự phục hồi nhu cầu dầu ở nước nhập khẩu lớn nhất thế giới.
Có một số dấu hiệu cho thấy nhu cầu dầu tức thời khi thị trường tương lai Brent front month đã chuyển sang backwardation, khi giá kỳ hạn gần cao hơn giá kỳ hạn xa hơn, từ contango. Mức chênh lệch tháng 4/tháng 5 hiện ở mức cao hơn 19 cent một thùng sau khi đạt mức giảm giá thấp nhất là 33 cent vào ngày 7/2.
Các nhà đầu tư cũng dự đoán rằng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, bao gồm Nga, sẽ phê duyệt đề xuất tăng cường cắt giảm sản xuất để thắt chặt nguồn cung và hỗ trợ giá toàn cầu.
Nhóm này, còn được gọi là OPEC +, có thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu 1,7 triệu thùng/ngày cho đến cuối tháng Ba.
Một ủy ban kỹ thuật đã khuyến nghị nhóm giảm sản xuất thêm 600.000 thùng/ngày vì ảnh hưởng của coronavirus.
Dự báo dầu thô chiều ngày 17/02/2020
Dự báo nhu cầu giảm giá từ OPEC và IEA có thể sẽ khuyến khích OPEC và các đồng minh, đặc biệt là Nga, thực hiện các cắt giảm sản xuất bổ sung đã được khuyến nghị trong tuần kết thúc ngày 7/2.
Một ủy ban kỹ thuật của OPEC + gần đây đã khuyến nghị mở rộng cắt giảm sản xuất để đặt một mức sàn dưới giá dầu đang giảm, mặc dù có một số kháng cự từ Nga. Nhà sản xuất khổng lồ này cho biết cần thêm thời gian, nhưng các dự báo nhu cầu mới phát hành tuần trước có khả năng khuyến khích Nga đồng ý cắt giảm sâu hơn với OPEC+.
Short-covering sẽ đẩy giá cao hơn nếu Nga tuyên bố tham gia cắt giảm sản lượng, nhưng đà tăng sẽ bị hạn chế do việc cắt giảm sẽ không đủ để khắc phục sự sụt giảm nhu cầu. Nếu Nga không tham gia, thì đây sẽ là một thảm họa. Giá sẽ giảm mạnh xuống mức thấp nhiều năm.
Giá dầu thô WTI có thể bứt phá thành công để duy trì trên ngưỡng tâm lý 50 quan trọng hay không sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố (COVID-19 và OPEC+) trong bối cảnh thị trường đang tạm thời bỏ qua sự gián đoạn cung ở Lybia, mùa tiêu thụ thấp điểm sau giai đoạn nghỉ lễ cũng như các dự đoán thừa cung trong nữa đầu năm 2020 để không có lí do gì để các nhà đầu cơ giá xuống không dám mạo hiểm để duy trì giá xung quanh/dưới ngưỡng 50.
Bản tin dầu thô sáng ngày 17/02/2020
Giá dầu đã giảm nhẹ trong phiên châu Á sáng thứ Hai khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho dữ liệu kinh tế ở châu Á phát hành tuần này sẽ đưa ra các số liệu về dịch bệnh coronavirus của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến nhu cầu dầu như thế nào.
Dầu thô Brent (LCOc1) ở mức 56,99 USD/thùng, giảm 33 cent vào lúc 0121 GMT sau khi tăng 5,2% trong tuần trước, mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 9 năm 2019.
Dầu thô West Texas Intermediate (CLc1) của Mỹ đã giảm 13 cent xuống còn 51,92 USD/thùng, sau khi tăng 3,4% trong tuần trước.
Mức tăng hàng tuần này, lần đầu tiên kể từ đầu tháng 1, được thúc đẩy bởi hy vọng rằng các biện pháp kích thích mà Trung Quốc áp dụng để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh dịch coronavirus có thể dẫn đến sự phục hồi nhu cầu dầu ở nước nhập khẩu lớn nhất thế giới này.
Nhưng Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết loại virus này sẽ làm cho nhu cầu dầu giảm tới 435.000 thùng mỗi ngày trong quý đầu tiên của năm nay so với cùng kỳ năm trước, quý giảm đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009.
Các nhà phân tích tại Capital Economics cho biết rằng còn quá sớm để bắt đầu đánh giá sự sụp đổ kinh tế dài hạn từ dịch bệnh này.
"Sự chú ý sẽ được đền đáp (trong tuần này) cho hàng loạt các PMI sản xuất (chỉ số của các nhà quản lý mua hàng) cho tháng Hai, đặc biệt là ở châu Á, vì những số liệu này sẽ cung cấp một dấu hiệu sớm về mức độ ảnh hưởng như thế nào của virus đến chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu." Capital Economics cho biết.
"Chúng tôi dự đoán dữ liệu sẽ yếu, nhưng nếu chúng tốt hơn mong đợi thì giá cả các mặt hàng công nghiệp có thể tăng thêm"
Các nhà đầu tư cũng dự đoán rằng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, bao gồm Nga, sẽ thông qua đề xuất tăng cường cắt giảm sản lượng trong một động thái nhằm thắt chặt nguồn cung toàn cầu và hỗ trợ giá dầu.
Nhóm này, còn được gọi là OPEC +, có thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu 2,1 triệu thùng/ngày cho đến cuối tháng Ba.
Một ủy ban kỹ thuật đã khuyến nghị nhóm này giảm sản lượng thêm 600.000 thùng/ngày vì ảnh hưởng của coronavirus đối với nhu cầu dầu của Trung Quốc.
Nga, đối mặt với tình trạng dư thừa dầu mỏ, có thể hỗ trợ cắt giảm sản lượng hơn nữa.
Dự báo dầu thô sáng ngày 17/02/2020
Dự báo nhu cầu giảm giá từ OPEC và IEA có thể sẽ khuyến khích OPEC và các đồng minh, đặc biệt là Nga, thực hiện các cắt giảm sản xuất bổ sung đã được khuyến nghị trong tuần kết thúc ngày 7/2.
Một ủy ban kỹ thuật của OPEC + gần đây đã khuyến nghị mở rộng cắt giảm sản xuất để đặt một mức sàn dưới giá dầu đang giảm, mặc dù có một số kháng cự từ Nga. Nhà sản xuất khổng lồ này cho biết cần thêm thời gian, nhưng các dự báo nhu cầu mới phát hành tuần trước có khả năng khuyến khích Nga đồng ý cắt giảm sâu hơn với OPEC +.
Short-covering sẽ đẩy giá cao hơn nếu Nga tuyên bố tham gia cắt giảm sản lượng, nhưng đà tăng sẽ bị hạn chế do việc cắt giảm sẽ không đủ để khắc phục sự sụt giảm nhu cầu. Nếu Nga không tham gia, thì đây sẽ là một thảm họa. Giá sẽ giảm mạnh xuống mức thấp nhiều năm.
Giá dầu thô WTI có thể bứt phá thành công để duy trì trên ngưỡng tâm lý 50 quan trọng hay không sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố (COVID-19 và OPEC+) trong bối cảnh thị trường đang tạm thời bỏ qua sự gián đoạn cung ở Lybia, mùa tiêu thụ thấp điểm sau giai đoạn nghỉ lễ cũng như các dự đoán thừa cung trong nữa đầu năm 2020 để không có lí do gì để các nhà đầu cơ giá xuống không dám mạo hiểm để duy trì giá xung quanh/dưới ngưỡng 50.