Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 16/08/2019

 

Bản tin dầu thô chiều 16/8/2019

Giá dầu đảo chiều tăng trong phiên sáng thứ Sáu sau hai ngày sụt giảm, được hỗ trợ bởi những dữ liệu cho thấy doanh số bán lẻ của Mỹ tăng đã giúp giảm bớt một số lo ngại về sự suy thoái tại nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Dầu thô Brent (LCOc1) tăng 31 cent, tương đương 0,5%, ở mức 58,54 USD/thùng, sau khi giảm 2,1% vào thứ Năm và 3% vào thứ Tư.

Dầu thô Mỹ (CLc1) cũng tăng 61 cent, lên 55,08 USD/thùng, sau khi giảm 1,4% trong phiên trước đó và 3,3% vào thứ Tư.

Doanh số bán lẻ của Mỹ đã tăng 0,7% trong tháng 7 khi người tiêu dùng mua một loạt hàng hóa ngay cả khi họ cắt giảm mua xe cơ giới, theo dữ liệu đến sau một ngày khi đường cong lãi suất Kho bạc Mỹ lần đầu đảo ngược tiên kể từ tháng 6 năm 2007, làm thúc đẩy việc bán tháo cổ phiếu và dầu thô.

Đường cong lãi suất trái phiếu kho bạc từ trước tới nay là một yếu tố dự báo đáng tin cậy về sự suy thoái sắp xảy ra.

"Dữ liệu kinh tế mạnh mẽ của Mỹ được công bố đêm qua mang lại sự thoải mái trong một chừng mực nào đó vì nó cho thấy triển vọng trong nước Mỹ ít ảm đạm hơn và sẽ đẩy lùi một số mối lo ngại suy thoái tức thời hơn", Stephen Innes, đối tác quản lý tại VM Markets, cho biết.

Cũng hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư là những bình luận từ Tổng thống Donald Trump rằng các cuộc đàm phán với Trung Quốc về thương mại là "có hiệu quả", cho thấy khả năng giảm bớt các xung đột thương mại đã làm rối loạn thị trường.

Giá dầu Brent vẫn tăng gần 10% trong năm nay nhờ cắt giảm nguồn cung bởi OPEC +. Vào tháng 7, OPEC + đã đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng dầu cho đến tháng 3 năm 2020 để đẩy giá lên.

Một quan chức Saudi vào ngày 8 tháng 8 chỉ ra nhiều biện pháp hơn có thể được thực hiện, rằng "Ả Rập Saudi cam kết làm bất cứ điều gì cần thiết để giữ cho thị trường cân bằng vào năm tới".

Nhưng những nỗ lực của OPEC + đã bị lấn át bởi những lo ngại về nền kinh tế toàn cầu trong bối cảnh tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cùng với sự không chắc chắn về Brexit, cũng như các kho dự trữ dầu thô và sản lượng dầu thô cao hơn của Mỹ.

Dự báo dầu thô chiều 16/08/2019

Dầu đang vật lộn với một trong những giai đoạn biến động tồi tệ nhất của nó từ trước đến nay khi các tin tức tích cực bị áp đảo bởi các mối đe dọa chiến tranh thương mại, dữ liệu kinh tế ảm đạm và sự đảo ngược trong lãi suất trái phiếu Mỹ, vốn là dấu hiệu của suy thoái kinh tế.

Thị trường dầu đang giao dịch trong tâm lý sợ hãi.  Với nhu cầu suy yếu, nhà đầu tư lo ngại rằng thị trường dầu thô toàn cầu sẽ rơi vào một đợt thừa cung khác.

Tuy nhiên, suy đoán rằng OPEC sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để giữ cho thị trường cân bằng, cụ thể là có thể cắt giảm sản xuất có nhiều hơn nữa. Một thông báo thực tế về việc cắt giảm sản lượng như vậy có thể kích hoạt sự tăng vọt short-covering để thúc đẩy tăng giá.

Xangdau.net dự báo xu hướng giá không rõ ràng, và sẽ liên tục biến động trái chiều trong tháng 8, nhưng nhìn chung mốc 60 sẽ lại trở thành ngưỡng kháng cự, phạm vi giá dao động khá lớn 50-60 trong suốt tháng, với khả năng giá dầu thô WTI có vẻ sẽ cố gắng duy trì quanh khu vực giữa của phạm vi giá đề cập ở trên.

Bản tin dầu thô sáng 16/08/2019

Dầu hoàn toàn bị cuốn theo các mối đe dọa trả đũa thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đang làm dấy lên nỗi sợ suy thoái kinh tế đến nỗi đã làm tê liệt sự trở lại của những nhà đầu cơ dầu giá lên trong tuần này.

Dầu thô tương lai đã giảm 2% vào thứ Năm, sụt giảm ngày thứ hai liên tiếp vì lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu, vì Bắc Kinh thề sẽ trả đũa sáng kiến ​​mới nhất của Tổng thống Donald Trump để áp thuế đối với tất cả hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ.

Dầu thô WTI được giao dịch tại New York giảm 76 cent, tương đương 1,4%, ở mức 54,47 USD/thùng. WTI đã giảm 3,3% hôm thứ Tư.

Dầu thô Brent được giao dịch tại London, đã giảm sâu hơn bên dưới mức 60 usd mỗi thùng đã bị chọc thủng hôm thứ Tư. Brent giảm 1,25 usd, tương đương 2,1% ở mức 58,23 đô la.

Dầu đang vật lộn với một trong những giai đoạn biến động tồi tệ nhất của nó từ trước đến nay khi các tin tức tích cực đối mặt với các mối đe dọa chiến tranh thương mại, dữ liệu kinh tế ảm đạm và sự đảo ngược trong lợi suất trái phiếu Mỹ, vốn là dấu hiệu của suy thoái kinh tế.

Phil Flynn, nhà phân tích thị trường về năng lượng tại công ty môi giới Price Futures Group ở Chicago, nói rằng “thị trường dầu đang giao dịch trên sự sợ hãi. Dữ liệu yếu kém ở nước ngoài cho thấy nhu cầu dầu có thể chậm lại. Nhưng những con số thực tế cho thấy rằng việc chậm lại có thể đang bị cường điệu hóa.”

Bộ Tài chính Trung Quốc hôm thứ Năm cho biết rằng họ phải thực hiện các biện pháp đối phó cần thiết đối với thuế quan mới nhất của Mỹ đối với 300 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc.

Bắc Kinh cho biết thuế quan của Mỹ vi phạm nhất trí đã đạt được giữa các nhà lãnh đạo hai nước trong nỗ lực giải quyết tranh chấp của họ thông qua đàm phán.

Mỹ hồi đầu tháng này cho biết sẽ áp thuế đối với 300 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc bắt đầu từ ngày 1 tháng 9, sẽ bao gồm tất cả hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ.

Nhưng Tổng thống Donald Trump đã thoái lui một phần của kế hoạch này vào thứ Ba, trì hoãn thuế đối với một số mặt hàng trong danh sách như điện thoại di động, máy tính xách tay và các mặt hàng tiêu dùng khác với hy vọng giảm bớt tác động của chúng đối với doanh số bán hàng trong kỳ nghỉ lễ của Mỹ. Thuế quan vẫn sẽ áp dụng cho những sản phẩm đó bắt đầu vào giữa tháng 12.

Với nhu cầu suy yếu, mối lo ngại rằng thị trường dầu thô toàn cầu sẽ trượt vào một đợt dư thừa khác đang gia tăng. Dữ liệu được Cơ quan Thông tin Năng lượng công bố hôm thứ Tư cho thấy tuần thứ hai liên tiếp tồn kho dầu thô tăng ở Mỹ, mặc dù các nhà phân tích cho rằng nhu cầu vẫn còn mạnh mẽ.

Các nhà phân tích tại ING lưu ý rằng nhu cầu xăng của Mỹ đã đạt mức kỷ lục 9,93 triệu thùng mỗi ngày trong tuần trước.

Những nhà phan tích khác như Flynn cho biết thị trường đã chọn chỉ tập trung vào những tin tức xấu và bỏ qua những tin tức tích cực như gói kích thích hơn 2 tỷ USD được công bố để hồi sinh nền kinh tế Hồng Kông khỏi sự hỗn loạn chính trị trên lãnh thổ Trung Quốc.

Flynn thừa nhận các dấu hiệu suy thoái từ đường cong lợi suất đảo ngược nhưng vẫn nói rằng đó không phải là một chỉ số hoàn hảo.

Mức tăng của WTI trong năm đã giảm từ mức đỉnh vào cuối tháng 4 từ khoảng 41% xuống còn khoảng 19,5%. Mức tăng trong năm nay của Brent đã giảm từ khoảng 39% vào cuối tháng 4 xuống chỉ còn dưới 8%.

Dự báo dầu thô sáng 16/08/2019

Dầu thô tương lai đã chốt giảm phiên thứ hai liên tiếp, khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc tiếp tục làm dấy lên lo ngại về sự suy giảm kinh tế toàn cầu có thể gây sức ép lên lên nhu cầu.

Rủi ro suy thoái kinh tế vẫn là trọng tâm với các thị trường vẫn không tin rằng việc trì hoãn thuế quan vào đầu tuần này đã thay đổi đáng kể tình hình thương mại, trong khi các tin tức về sự đảo ngược lãi suất trái phiếu hiện đang khá nhiều. Điều này đã gây áp lực lên thị trường trong một thời gian và có khả năng sẽ tiếp tục như vậy cho đến khi các thỏa thuận thương mại được giải quyết hoặc một số diễn biến tích cực khác xuất hiện.

Tuy nhiên, suy đoán rằng OPEC sẽ cắt giảm sản xuất có thể hạn chế mức giảm. Một thông báo thực tế về việc cắt giảm sản lượng có thể kích hoạt sự tăng vọt short-covering để thúc đẩy tăng giá.

Xangdau.net dự báo xu hướng giá không rõ ràng, và sẽ liên tục biến động trái chiều trong tháng 8, nhưng nhìn chung mốc 60 sẽ lại trở thành ngưỡng kháng cự, phạm vi giá dao động khá lớn 50-60 trong suốt tháng, với khả năng giá dầu thô WTI có vẻ sẽ cố gắng duy trì quanh khu vực giữa của phạm vi giá đề cập ở trên.