Bản tin dầu thô chiều 16/5/2022
Dầu tiếp tục giảm vào sáng thứ Hai trong phiên châu Á, khi các nhà đầu tư chốt lời sau đợt tăng giá của phiên tuần trước. Tuy nhiên, lệnh cấm nhập khẩu dầu thô Nga sắp diễn ra của Liên minh châu Âu (EU) đang dẫn đến lo ngại nguồn cung toàn cầu.
Theo đó, dầu Brent giao tháng 7 giảm 2,18% xuống 109,12 USD/thùng và dầu WTI giao tháng 6 giảm 2,04% ở mức 106,41 USD/thùng.
EU vẫn đặt mục tiêu đồng ý cấm vận theo từng giai đoạn đối với dầu mỏ của Nga trong tháng này nhằm đáp trả cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2.
Bốn nhà ngoại giao và quan chức cho biết hôm thứ Sáu, lệnh cấm vận sẽ được tiến hành bất chấp những lo ngại về nguồn cung ở Đông Âu, mà không có sự chậm trễ hoặc giảm bớt các đề xuất.
Nga cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một số công ty năng lượng châu Âu và giá xăng tương lai của Mỹ đạt mức cao kỷ lục vào thứ Hai do kho dự trữ giảm làm gia tăng lo ngại về nguồn cung.
Trong khi đó, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh (OPEC+), đã không thể đạt được các mục tiêu đã thống nhất trước đó về việc tăng sản lượng. Điều này là do đầu tư ít hơn vào các mỏ dầu ở một số thành viên OPEC và sản lượng của Nga bị mất gần đây.
Theo báo cáo hàng tháng mới nhất, sản lượng của OPEC chỉ tăng 153.000 thùng mỗi ngày lên 28,65 triệu thùng/ngày. Con số này thấp hơn so với mức tăng 254.000 thùng/ngày mà OPEC được cho phép theo thỏa thuận OPEC+.
Cũng tạo thêm sức ép cho giá, Trung Quốc đã lọc lượng dầu thô ít hơn 11% vào tháng 4 so với một năm trước đó, với lượng dầu thô đầu vào mỗi ngày giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2020 do các nhà máy lọc dầu cắt giảm công suất khi nhu cầu suy yếu do các đợt phong tỏa liên quan tới COVID-19 trên diện rộng.
Bản tin dầu thô sáng 16/5/2022
Giá dầu giảm trong phiên đầu tuần, từ bỏ mức tăng trước đó do các nhà đầu tư chốt lời sau khi tăng mạnh trong phiên thứ Sáu tuần trước, nhưng vẫn lo ngại về nguồn cung toàn cầu khi Liên minh châu Âu chuẩn bị ban hành lệnh cấm nhập khẩu từ Nga.
Giá dầu Brent giao tháng 7 giảm 64 cent, tương đương 0,6%, ở mức 110,91 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI giao tháng 6 giảm 60 cent, tương đương 0,5% xuống 109,89 USD/thùng.
Cả hai chuẩn dầu đã tăng khoảng 4% vào thứ Sáu tuần trước, trước đó đã tăng hơn 1 đô la/thùng, với WTI đạt mức cao nhất kể từ ngày 28 tháng 3 là 111,71 đô la.
Kazuhiko Saito, nhà phân tích trưởng của Fujitomi Securities Co Ltd., cho biết: “Thị trường dầu dự kiến sẽ tăng trong tuần này do lệnh cấm đang chờ quyết định của Liên minh châu Âu đối với dầu Nga sẽ làm thắt chặt hơn nữa nguồn cung dầu thô và nhiên liệu toàn cầu”.
EU vẫn đặt mục tiêu đồng ý với một lệnh cấm vận theo từng giai đoạn đối với dầu Nga trong tháng này bất chấp những lo ngại về nguồn cung ở Đông Âu, bốn nhà ngoại giao và quan chức cho biết hôm thứ Sáu, bác bỏ đề xuất trì hoãn hoặc giảm bớt đề xuất.
Tuần trước, Moscow đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với một số công ty năng lượng châu Âu, dẫn đến những lo ngại về nguồn cung.
Trong khi đó, giá xăng tương lai của Mỹ lại thiết lập mức cao kỷ lục vào thứ Hai khi kho dự trữ giảm làm gia tăng lo ngại về nguồn cung.
"Giá dầu vẫn tăng, đặc biệt là hợp đồng ngắn hạn của WTI, khi giá xăng Mỹ tiếp tục tăng trong bối cảnh nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ từ châu Âu yếu hơn", Saito cho biết.
Về nguồn cung, các công ty năng lượng Mỹ trong tuần tính đến ngày 13 tháng 5 đã bổ sung thêm các giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên trong tuần thứ tám liên tiếp khi giá cao và sự thúc đẩy của chính phủ liên bang đã khiến các công ty quay trở lại giếng khoan.
Tổ chức OPEC+ một lần nữa không đạt được kế hoạch tăng sản lượng đã được thống nhất trước đó do thiếu đầu tư quá mức vào các mỏ dầu ở một số thành viên OPEC, và gần đây là sản lượng của Nga bị mất.
Cụ thể, báo cáo hàng tháng mới nhất của OPEC cho thấy sản lượng của khối này trong tháng 4 đã tăng 153.000 thùng/ngày lên 28,65 triệu thùng/ngày, thấp hơn mức tăng 254.000 thùng/ngày mà OPEC được phép khai thác theo thỏa thuận OPEC+.