Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 15/11/2018

Bản tin chiều 15/11/2018

Giá dầu tiếp tục đi xuống khi các nhà đầu tư lo lắng về viễn cảnh dư cung với dữ liệu API cho thấy tồn kho dầu thô tăng nhiều hơn dự kiến, trong khi nhu cầu được dự báo sẽ chậm lại trong bối cảnh triển vọng kinh tế trì trệ.

Dầu thô WTI giao tháng 12 giảm 13 cent ở mức 56,12 USD/thùng. Trong khi đó, Brent giảm 2 cent xuống còn 66,1 USD/thùng.

Theo báo cáo của Viện Dầu mỏ Mỹ, dự trữ dầu thô tăng 8,8 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 9/11 lên 440,7 triệu thùng, cao hơn so với dự báo tăng 3,2 triệu thùng.

Trong khi đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng có trụ sở tại Washington (EIA) cho biết gần 38 triệu thùng đã được bổ sung vào kho dự trữ dầu thô ở Mỹ trong bảy tuần qua.

Sản lượng dầu thô của Mỹ từ bảy lưu vực đá phiến lớn dự kiến ​​đạt mức kỷ lục 7,94 triệu thùng/ngày trong tháng 12, EIA cho biết hôm thứ Ba.

Tổng sản lượng dầu thô của Mỹ đạt mức kỷ lục 11,6 triệu thùng/ngày, khiến nước này trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới vượt qua Nga và Ả Rập Xê Út. Hầu hết các nhà phân tích kỳ vọng rằng sản lượng sẽ lên hơn 12 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm 2019.

Trong khi về phía cầu, ngày càng có nhiều lo lắng rằng nhu cầu tại các nước tiêu thụ lớn sẽ chậm lại. Ngân hàng Mỹ Morgan Stanley (NYSE: MS) cho biết trong quý 3 năm 2018, các điều kiện kinh tế của Trung Quốc suy giảm nghiêm trọng trong khi các nhà phân tích tại Capital Economics cho rằng triển vọng kinh tế ngắn hạn của Trung Quốc vẫn còn lạc quan.

Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới và là nước tiêu thụ dầu thô lớn thứ hai.

Trong khi đó, dữ liệu được công bố trong tuần này cho thấy sự thu hẹp lại về kinh tế tại các cường quốc công nghiệp Nhật Bản và Đức trong quý thứ ba.

Chủ tịch OPEC Suhail al-Mazrouei và Tổng thư ký OPEC Mohammed Barkindo cho biết nhóm này có một sự đồng thuận để hỗ trợ quyết định cân bằng thị trường.

Barkindo nói với CNBC trong một cuộc phỏng vấn rằng OPEC quyết tâm sẽ "khôi phục sự ổn định" trong thị trường năng lượng. Tuy nhiên, Mazrouei nói thêm rằng nhóm sẽ không phản ứng quá mức với biến động giá dầu mới nhất.

Các báo cáo hôm thứ Tư cho biết nhóm và các đối tác của mình đang thảo luận về việc cắt giảm 1,4 triệu thùng mỗi ngày so với mức giảm 1 triệu thùng/ngày mà nhóm đã đề xuất tại một cuộc họp cuối tuần qua ở Abu Dhabi với các đồng minh trong đó có Nga.

Dự báo

Sau khi phục hồi được 1% trong phiên tối qua, giá dầu sáng nay bị áp lực trở lại bởi số liệu tiêu cực của API. Sự bán tháo mạnh mẽ trong những ngày gần đây đã khiến giá lao dốc đột ngột trong khi nguyên nhân chủ yếu là dựa trên sự sợ hãi của các trader về viễn cảnh cung-cầu mất cân bằng.

Thị trường giá xuống có vẻ như đang thúc giục các thành viên trong và ngoài OPEC nỗ lực hơn để đạt được một thỏa thuận cắt giảm quan trọng tại cuộc họp vào ngày 6-7/12. Hiện nay nhiều yếu tố tiêu cực đang bủa vây lấy giá dầu: nguồn cung tăng, nỗi sợ suy thoái toàn cầu kéo nhu cầu tiêu thụ giảm theo, lượng dầu của Iran bị mất do lệnh cấm vận của Mỹ chưa thể xác định, thêm vào đó là trong thời gian qua, Trump với OPEC luôn có những phát biểu trái chiều nhau về sản xuất cũng như chính sách để điều chỉnh giá dầu. Cuộc chiến giữa OPEC và đá phiến Mỹ có vẻ như lại bắt đầu, đẩy thị trường dầu thô vào một viễn cảnh không chắc chắn mới. Điều này đang gây hoang mang cho các nhà đầu tư. 

Do đó, xangdau.net dự báo xu hướng chính hiện nay của giá vẫn là giảm, mức mục tiêu tiếp theo là 53 và mở rộng xuống 51 khi hợp đồng WTI giao tháng 12 sẽ hết hạn vào ngày thứ Hai tuần sau (19/11).

Bản tin sáng ngày 15/11/2018

Bán tháo dầu đã dừng lại trong phiên thứ Tư, sau một đợt giảm giá kèo dài kỷ lục trong 12 ngày, với hợp đồng tương lai tăng nhờ vào tin đồn OPEC có thể cắt hơn 40% sản lượng tại cuộc họp tháng 12 so với ý định trước đây.

OPEC và các đối tác đã thảo luận về sản lượng giảm 1,4 triệu thùng mỗi ngày so với mức giảm 1,0 triệu thùng/ngày mà nhóm đã đề xuất tại một cuộc họp cuối tuần tại Abu Dhabi với các đồng minh bao gồm Nga, Reuters đưa tin.

Nhưng Nga có thể không tham gia vào một đợt giảm lớn như vậy, theo Reuters, trích dẫn ba nguồn tin quen thuộc với tình hình.

Điều đó, cùng với dấu hiệu cho thấy dữ liệu dự trữ dầu thô của Mỹ công bố hôm thứ Năm có thể cho thấy tuần tăng thứ tám liên tiếp, gợi ý cho một số nhà giao dịch xu hướng giảm trong dầu có thể chưa hoàn toàn chấm dứt. Nhấn mạnh khái niệm đó là các mức chốt thị trường hôm thứ Tư đã giảm mạnh so với mức cao trong ngày.

"Việc bán tháo dầu sáu tuần đã làm giảm mức độ kỹ thuật trong mô hình thuật toán của thị trường tương lai", Merrill Lynch cho biết trong một báo cáo.

"Trong khi chúng tôi chờ đợi các biểu đồ hàng tuần sẽ đến vùng vượt bán, chúng tôi lưu ý rằng ngưỡng hỗ trợ tiếp theo là 52 trên WTI và 62 trên Brent," ngân hàng này nói thêm.

Dầu WTI của Mỹ đã tăng 56 cent, tương đương 1%, ở mức 56,25 USD/thùng sau khi tăng gần 3% vào đầu phiên. Hôm thứ Ba, WTI giảm 7%, xuống mức thấp nhất trong một năm là 55,11 USD/thùng. Dầu WTI cũng đã giảm 27% từ mức cao nhất trong bốn năm gần USD vào đầu tháng 10.

Giá dầu Brent tăng 50 cent, tương đương 0.8%, ở mức 65.97 USD/thùng sau khi tăng 3.3% đầu phiên. Giống như WTI, Brent cũng giảm gần 7% trong phiên trước, đạt mức thấp nhất trong 8 tháng là 66,67 USD. Nó đã mất gần 25% từ mức đỉnh gần 87 USD sáu tuần trước.

OPEC, EIA, cùng với Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) có trụ sở tại Paris, nói rằng nguồn cung dầu có khả năng vượt nhu cầu tiêu thụ vào đầu năm tới do viễn cảnh nền kinh tế toàn cầu nguội đi và tăng trưởng chậm hơn ở Trung Quốc, vốn đang kẹt trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ.

OPEC, sẽ gặp nhau vào ngày 6 tháng 12 tại Vienna cho cuộc họp thiết lập chính sách, được dự kiến sẽ đồng ý cắt giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày trở lên so với sản lượng hiện tại là trên 33 triệu thùng/ngày.

Nga và các đồng minh chủ chốt khác dự kiến sẽ tổ chức các cuộc đàm phán với nhóm một ngày sau đó để xác định sự đóng góp của liên minh rộng hơn cho bất kỳ chiến lược cân bằng thị trường nào đạt được bởi OPEC.

Tại Mỹ, gần 38 triệu thùng đã được bổ sung vào kho dự trữ dầu thô trong bảy tuần qua, sáu trong 7 tuần đó có mức tăng đáng kể, theo số liệu do Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) có trụ sở tại Washington công bố.

Sản lượng dầu thô của Mỹ từ bảy khu vựv đá phiến lớn dự kiến đạt mức kỷ lục 7,94 triệu thùng/ngày trong tháng 12, theo EIA cho biết hôm thứ Ba.

Tổng sản lượng dầu thô của Mỹ, trong khi đó, đứng ở mức kỷ lục 11,6 triệu thùng/ngày, khiến nước này trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới trước Nga và Saudi Arabia. Hầu hết các nhà phân tích kỳ vọng rằng sản lượng sẽ tăng lên mức trên 12 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm 2019.

Dự báo

Sự bán tháo mạnh mẽ trên thị trường dầu mỏ trong những ngày gần đây đã tạm dừng một chút nhưng nhiều người vẫn còn đang choáng váng trước sự tăng tốc mạnh mẽ của lực giảm xuất hiện trong vài phiên qua. Lần cuối cùng thị trường nhìn thấy một giảm ngày tồi tệ như vậy trong hôm thứ Ba là cách đây khoảng 3 năm. Tuy nhiên, những gì chúng ta cần phải chấp nhận trong tương lai là các nhà giao dịch đang thức tỉnh với mối đe dọa đáng kể làm chậm tốc độ tăng trưởng toàn cầu vào năm 2019 sẽ làm suy yếu nhu cầu tiêu thụ đối với các mặt hàng như dầu.

Tuy nhiên xu hướng giảm như vầy là quá đột ngột trong ngắn hạn, với viễn cảnh sản xuất vẫn chưa có gì là chắc chắn. Trong khi quan ngại nhu cầu vĩ mô từ tháng 10 nhiều khả năng quá mức cần thiết, thì hình ảnh cơ bản về cung trước đã xấu đi đáng kể với các phiên bản điều chỉnh tăng lớn ở Mỹ và sản lượng Libya và Venezuela mạnh hơn dự kiến. Tuy nhiên, điều quan trọng là điều này vẫn chưa thể hiện rõ trong hàng tồn kho tăng mạnh và không biện minh cho tầm quan trọng của việc bán tháo của hôm thứ Ba, đặc biệt là khi OPEC đang thảo luận về việc cắt giảm sản lượng.

Thị trường giá xuống có vẻ như đang thúc giục các thành viên trong và ngoài OPEC nỗ lực hơn để đạt được một thỏa thuận cắt giảm quan trọng tại cuộc họp vào ngày 6-7/12. Hiện nay nhiều yếu tố tiêu cực đang bủa vây lấy giá dầu: nguồn cung tăng, nỗi sợ suy thoái toàn cầu kéo nhu cầu tiêu thụ giảm theo, lượng dầu của Iran bị mất do lệnh cấm vận của Mỹ chưa thể xác định, thêm vào đó là trong thời gian qua, Trump với OPEC luôn có những phát biểu trái chiều nhau về sản xuất cũng như chính sách để điều chỉnh giá dầu. Cuộc chiến giữa OPEC và đá phiến Mỹ có vẻ như lại bắt đầu, đẩy thị trường dầu thô vào một viễn cảnh không chắc chắn mới. Điều này đang gây hoang mang cho các nhà đầu tư. 

Do đó, xangdau.net dự báo xu hướng chính hiện nay của giá vẫn là giảm, mức mục tiêu tiếp theo là 53 và mở rộng xuống 51 khi hợp đồng WTI giao tháng 12 sẽ hết hạn vào ngày thứ Hai tuần sau (19/11).