Bản tin chiều 15/8/18
Giá dầu giảm sau khi báo cáo cho thấy tồn kho dầu thô Mỹ tăng lên và triển vọng kinh tế tối tăm dẫn đến dự báo nhu cầu nhiên liệu thấp hơn.
Dầu thô Brent giao tháng 10 ở mức 72,3 USD/thùng, giảm 16 cent, dầu thô WTI giao tháng 9 cũng giảm 31 cent xuống 66,73 USD/thùng.
Hôm thứ Ba, Viện Dầu khí Mỹ (API) cho biết dự trữ dầu thô Mỹ tăng 3,7 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 10/8, lên 410,8 triệu thùng. Các kho dự trữ dầu thô tại Cushing, Oklahoma, trung tâm phân phối tăng cũng 1,6 triệu thùng.
Niềm tin cũng bị che mờ bởi triển vọng kinh tế tăm tối có thể bắt đầu ảnh hưởng đến nhu cầu dầu.
Chỉ số tổng hợp hàng đầu của OECD, bao gồm các nền kinh tế tiên tiến phương Tây cộng với Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Brazil, Indonesia và Nam Phi, đạt đỉnh vào tháng 1 nhưng đã giảm kể từ đó và tuột khỏi đường xu hướng trong tháng 5 và tháng 6.
Tăng trưởng khối lượng thương mại thế giới cũng đạt đỉnh điểm trong tháng 1 ở mức gần 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đã giảm gần một nửa xuống dưới 3% vào tháng 5, theo Cục phân tích chính sách kinh tế Hà Lan.
BMI Research cho biết thị trường dầu mỏ sẽ "đấu tranh cho phương hướng, vì sự không chắc chắn xung quanh cả tác động đối với nguồn cung từ các lệnh cấm vận lên Iran và căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc dai dẳng".
Căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc được xem là lực cản cho nhu cầu năng lượng toàn cầu.
Các nhà phân tích tin rằng cuộc chiến thuế quan giữa hai quốc gia có khả năng trở nên dữ dội hơn trong những tháng tới. Do Trung Quốc là một trong những nước tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới, nên một nền kinh tế suy yếu hơn có thể cản trở nhu cầu dầu thô và đẩy giá dầu xuống.
Thị trường đang chờ đợi báo cáo tồn kho chính thức từ EIA sẽ có vào khoảng 21:30 tối nay, báo cáo này sẽ ảnh hưởng đến phạm vi giá giao dịch.
Dự báo
Sau một khoảng thời gian cố gắng thiết lập xu hướng tăng trong ngắn hạn nhưng không thành công, thị trường bắt đầu hứng chịu một đợt bán tháo mạnh mẽ trong phiên giao dịch thứ Tư tuần trước do những tin tức cung -cầu gây ảnh hưởng tiêu cực lên giá. Giá giảm nhẹ trong phiên đầu tuần và xu hướng này tiếp tục trong phiên thứ Ba. Điều này cho thấy tuần này giá sẽ tiếp tục di chuyển lên xuống trong một phạm vi giá hẹp.
Nhưng với mùa tiêu thụ cao mùa hè gần kết thúc và điều này sẽ có ảnh hưởng nhất định lên nhu cầu dầu thô trong thời gian tới trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang leo thang. Do đó chúng tôi vẫn tiếp tục cho rằng xu hướng giá sẽ biến chuyển dần từ đi ngang đến giảm trừ khi có những sự kiện bất ngờ gây gián đoạn nguồn cung như các phản ứng mạnh của Iran với Mỹ, đe dọa quân sự tại điểm nóng Trung Đông.
Trong trung và dài hạn, giá tiếp tục chịu sự chi phối của nguyên tắc cung –cầu. Biên độ dao động mạnh trong từng phiên giao dịch. Phạm vi giá biến động từ 67-71 USD.
Bản tin sáng ngày 15/8/2018
Dầu kỳ hạn đã đảo ngược chiều tăng nhỏ để kết thúc giảm nhẹ hôm thứ Ba, bỏ qua những dấu hiệu nhu cầu đối với dầu thô Iran giảm sút khi lệnh trừng phạt của Mỹ dần hiện ra và các nhà đầu tư chuẩn bị cho dữ liệu về hàng tồn kho dầu thô của Mỹ.
Dầu thô West Texas Intermediate của Mỹ giao tháng 9 CLU8, giảm 16 cent, tương đương 0,2%, ở mức 67,04 USD/thùng trên sàn New York Mercantile Exchange. Dầu Brent tháng 10, LCOV8, giảm 15 cent, tương đương 0,2%, ở mức 72,46 USD/thùng trên sàn giao dịch ICE Europe.
Ấn Độ, khách hàng dầu thô lớn thứ hai của Iran, được cho là đang cắt giảm một nửa nhập khẩu dầu thô Iran để đảm bảo quyền miễn trừ từ Mỹ để tiếp tục được nhập khẩu, Bloomberg đưa tin.
Sau khi rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào tháng 5, Tổng thống Donald Trump đã mở đường cho lệnh trừng phạt chống Iran quay trở lại.
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ, dự kiến vào đầu tháng 11, dự kiến sẽ làm tê liệt cơ sở hạ tầng năng lượng và xuất khẩu dầu của Iran khi họ tìm cách cắt giảm nhập khẩu dầu thô của Iran về không. Làn sóng trừng phạt đầu tiên có hiệu lực vào tháng trước, hạn chế việc thu mua đô la Mỹ, giao dịch vàng và các kim loại quý khác cũng như mua than và phần mềm công nghiệp của Iran.
Một dấu hiệu nữa cho thấy lập trường cứng rắn của Mỹ đối với Iran đã bắt đầu có tác động, nhập khẩu dầu thô Iran của Hàn Quốc giảm 43,5% xuống còn 788.651 tấn trong tháng 7, so với một năm trước đó, số liệu sơ bộ từ Cục Hải quan Hàn Quốc cho biết.
Trung Quốc là khách hàng dầu thô lớn nhất của Iran, nhập khẩu hơn 1/4 lượng dầu thô từ nước Cộng hòa Hồi giáo này, theo sau là Ấn Độ khoảng 22%, trong khi Hàn Quốc nhập khẩu khoảng 11%.
Kỳ vọng về sự sụt giảm mạnh hơn của dầu thô Iran phần lớn hạn chế đà giảm giá dầu tại thời điểm các nhà sản xuất dầu mỏ lớn cam kết tăng sản lượng.
OPEC, trong báo cáo hàng tháng, cho biết sản xuất của các thành viên của cho tháng 7 (từ các nguồn tin gián tiếp) tăng 41.000 thùng/ngày lên 32,32 triệu thùng/ngày, dẫn đầu là đà tăng ở Nigeria, Kuwait, Iraq và UAE. Tuy nhiên, điều này đã được bù đắp một phần, bởi sự suy giảm ở Saudi Arabia, Iran, Libya và Venezuela.
Sự gia tăng sản xuất OPEC diễn ra chỉ vài tháng sau từ khi nhóm dầu mỏ đồng ý nới lỏng các hạn chế khai thác, đã được ký kết bởi hiệp ước cắt giảm sản lượng hồi tháng 11/2016 để loại bỏ nguồn cung dầu thô dư thừa ra khỏi thị trường.
OPEC đã đồng ý vào tháng 6 để tăng sản lượng với mức tăng 1 triệu thùng/ngày trong nỗ lực bình ổn giá dầu và giảm nguy cơ thâm hụt nguồn cung toàn cầu trong bối cảnh kỳ vọng xuất khẩu của Iran giảm.
Sự sụt giảm giá dầu diễn ra trước khi dữ thứ Tư dự kiến sẽ cho thấy nguồn cung dầu thô của Mỹ, đã gần mức thấp nhất trong 3 năm, giảm khoảng 2,499 triệu thùng trong tuần rồi.
Viện Dầu khí Mỹ, một nhóm ngành công nghiệp, phát hành báo cáo của mình lúc 4.30 giờ chiều theo giờ ET, tiếp theo là báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng EIA vào Thứ Tư lúc 10:30 sáng theo giờ ET.
Dự báo
Giá dầu thô WTI đảo chiều tăng đầu phiên để chốt giảm trong phiên thứ Ba, bỏ qua những dấu hiệu nhu cầu đối với dầu thô Iran giảm sút khi lệnh trừng phạt của Mỹ dần hiện ra.
Giá dầu thô đã đảo chiều giảm sau khi test mức 68.06 ngày hôm nay, để giữ cho kịch bản xu hướng giảm giá có tiếp tục trong các phiên sắp tới, được hỗ trợ bởi áp lực tiêu cực hình thành bởi EMA50, với mục tiêu đầu tiên nhắm về mức 65.00.
Sau một khoảng thời gian cố gắng thiết lập xu hướng tăng trong ngắn hạn nhưng không thành công, thị trường bắt đầu hứng chịu một đợt bán tháo mạnh mẽ trong phiên giao dịch thứ Tư tuần trước do những tin tức cung -cầu gây ảnh hưởng tiêu cực lên giá. Giá giảm nhẹ trong phiên đầu tuần và xu hướng này tiếp tục trong phiên thứ Ba. Điều này cho thấy tuần này giá sẽ tiếp tục di chuyển lên xuống trong một phạm vi giá hẹp.
Nhưng với mùa tiêu thụ cao mùa hè gần kết thúc và điều này sẽ có ảnh hưởng nhất định lên nhu cầu dầu thô trong thời gian tới trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang leo thang. Do đó chúng tôi vẫn tiếp tục cho rằng xu hướng giá sẽ biến chuyển dần từ đi ngang đến giảm trừ khi có những sự kiện bất ngờ gây gián đoạn nguồn cung như các phản ứng mạnh của Iran với Mỹ, đe dọa quân sự tại điểm nóng Trung Đông.
Trong trung và dài hạn, giá tiếp tục chịu sự chi phối của nguyên tắc cung –cầu. Biên độ dao động mạnh trong từng phiên giao dịch. Phạm vi giá biến động từ 67-71 USD.