Bản tin dầu thô sáng 14/9/2019
Giữa John Bolton và OPEC, những nhà đầu cơ giá lên dường như không thể có được cơ hội mà họ muốn.
Đà giảm WTI và Brent chững lại vào thứ Sáu khi việc bán tháo dầu chậm lại. Nhưng hợp đồng dầu thô vẫn có tuần giảm mạnh vì lo ngại việc ra đi của cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Bolton đồng nghĩa với sự trở lại của dầu Iran tới thị trường. Sự thận trọng của OPEC về nhu cầu dầu suy yếu cũng gây sức ép cho giá.
WTI đã giảm 24 xu, tương đương 0,4%, chốt phiên ở mức 54,85 USD/thùng. Trong khi đó, Brent giảm 16 xu, tương đương 0,3%, ở mức 60,22 USD/thùng.
Trong cả tuần này, WTI đã giảm gần 3%, mức giảm mạnh nhất kể từ tuần kết thúc vào ngày 14 tháng 7. Brent cho thấy mức giảm 2,1% trong tuần.
Phil Flynn, một nhà phân tích và nhà đầu cơ giá lên nổi tiếng của Price Futures Group ở Chicago, cho biết cách tốt nhất để thị trường dầu mỏ toàn cầu xử lý sự trở lại tiềm ẩn của nguồn cung dầu Iran là cắt giảm thỏa thuận với Trung Quốc.
“Bất chấp các đồn đoán về tăng trưởng nhu cầu chậm lại, nhưng thực tế là dầu thô đang trong nguồn cung thắt chặt. Nguồn cung dầu của Mỹ hiện thấp hơn 4% so với mức trung bình 5 năm ở châu Âu và trên toàn cầu, nguồn cung cũng đang giảm”, Fly Flynn viết trong báo cáo hàng ngày của mình.
“Một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ khiến thị trường rơi vào tình trạng thiếu hụt. Trung Quốc đang phản ứng tích cực bằng cách loại bỏ thuế quan đối với đậu nành và thịt lợn”, ông nói thêm.
Nhà Trắng đã cấm buôn bán dầu Iran trên toàn cầu kể từ tháng 11. Trước khi có lệnh trừng phạt, xuất khẩu dầu của Iran đạt đỉnh khoảng 2,8 triệu thùng/ngày vào tháng 4 năm 2018. Nếu lệnh cấm vận được dỡ bỏ, thêm 1 triệu thùng/ngày - phần lớn trong số đó được dự trữ tại kho ngoại quan ở Trung Quốc hoặc kho chứa nổi ngoài khơi - có thể quay lại thị trường toàn cầu một cách nhanh chóng.
Tin tức trong những ngày gần đây cho thấy Bolton đã rút lui sau khi Tổng thống Donald Trump muốn nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Iran để thực hiện một thỏa thuận hạt nhân mới mà cho phép Cộng hòa Hồi giáo này xuất khẩu dầu trở lại để đổi lại việc không phát triển vũ khí nguyên tử.
Việc bán tháo dầu tăng tốc vào thứ Tư sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo đã nói chuyện qua điện thoại với người đồng cấp Iran Hassan Rouhani để thảo luận về thỏa thuận hạt nhân với Trump. Macron đóng vai trò trung gian giữa Iran với Mỹ.
Với việc Rouhani sẽ tham dự Đại hội đồngLiên hợp quốc tại New York bắt đầu từ ngày 25 tháng 9, làm dấy lên đồn đoán rằng Trump muốn thiết lập một cuộc họp với ông. Rouhani đã nói rằng ông sẽ không đồng ý với bất kỳ cuộc đàm phán nào cho đến khi các lệnh trừng phạt được gỡ bỏ và Trump đã cho thấy ông ấy cởi mở với điều đó.
Trong khi đó, OPEC đang cố gắng thúc ép các thành viên của mình, Iran là một trong số đó, giữ mức cắt giảm sản lượng hàng ngày là 1,2 triệu thùng.
Trong báo cáo hàng tháng vào thứ Tư, cartel dự báo nhu cầu đối với dầu thô của nhóm sẽ ở mức trung bình 29,4 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2020, giảm 1,2 triệu thùng/ngày so với năm nay. Dầu thô Mỹ đã trở thành đối thủ xuất khẩu số 1 của dầu OPEC trong năm nay, vận chuyển ổn định 3 triệu thùng/ngày hoặc ở mức như thế trong những tuần gần đây.
Ngoài OPEC, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cũng cảnh báo về tình trạng thừa cung toàn cầu vào thứ Năm, nói rằng phí bảo hiểm rủi ro và các mối đe dọa nguồn cung đã giảm đáng kể khi căng thẳng ở Vịnh Trung Đông hạ nhiệt và các hoạt động của ngành dầu mỏ dường như đang được bình thường hóa.
Dự báo dầu thô sáng 14/9/2019
Thị trường khép lại một tuần giảm sau nhiều ngày biến động lên xuống theo các tin tức trên thị trường.
Cuộc họp ủy ban giám sát chung của OPEC không đưa ra được kết quả cụ thể về việc cắt giảm sâu hơn, mà hẹn lại tại cuộc họp sắp tới vào tháng 12, khiến thị trường thêm lo lắng trong bối cảnh có khả năng 1 triệu thùng dầu bị cấm vận của Iran quay trở lại thị trường. Những thách thức đối với OPEC hiện đang trở nên nan giải hơn.
Những động thái hòa giải gần đây của Trung Quốc và Mỹ trong bối cảnh hai nước chuẩn bị bước vào vòng đàm phán vào tháng 10 tới làm dấy lên hy vọng tiến trình đi đến thoả thuận thương mại sẽ thuận lợi hơn. Tổng thống Trump cho biết ông sẽ xem xét một thỏa thuận thương mại tạm thời với Trung Quốc, mặc dù ông không thích điều này. Tuy vậy, giới đầu tư vẫn chưa hết lo lắng về tác động kinh tế từ cuộc chiến thương mại này lên nhu cầu dầu.
Ngoài OPEC, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cũng cảnh báo về tình trạng thừa cung toàn cầu, với phí bảo hiểm rủi ro và các mối đe dọa nguồn cung đã giảm đáng kể khi căng thẳng ở vùng Vịnh Trung Đông hạ nhiệt và các hoạt động của ngành dầu mỏ dường như đang được bình thường hóa trở lại.
Xangdau.net nhận định WTI sẽ vẫn tiếp tục biến động mạnh trong thời gian tới, cho tới khi đạt được một thỏa thuận thương mại thực sự giữa hai bên cũng như quyết định cắt giảm sâu hơn một cách cụ thể từ OPEC+. Dự báo WTI sẽ duy trì trong một phạm vi giao dịch hẹp nhất định và biến động liên tục trong khu vực 54-57.