Bản tin chiều 14/7/17
Thị trường dầu giảm hôm thứ Sáu, bị sức ép bởi lượng hàng tồn kho cao và hiệu quả của ngành đang cải thiện.
Dầu Brent giảm 7 cent, tương đương 0.1%, ở mức 48.35 USD/thùng. Dầu thô WTI giao dịch tại 45,97 USD/thùng, giảm 11 cent, hay 0,2%.
Trung Quốc báo cáo một sự gia tăng bất ngờ trong cả xuất khẩu và nhập khẩu hôm thứ Năm. Với nhu cầu toàn cầu mạnh hơn làm xuất khẩu tăng 11,3% so với năm ngoái, từ mức tăng trưởng 8,7% của tháng Năm. Nhập khẩu tăng 17,2%.
Hải quan Trung Quốc thông báo rằng nước này đã nhập khẩu 8,55 triệu thùng dầu mỗi ngày trong nửa đầu năm 2017, tăng 13,8%. Nhập khẩu từ các nhà máy lọc dầu tăng 15,4% so với năm ngoái trong tháng 5 lên 273 triệu thùng. Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai trên thế giới.
OPEC cho biết sản lượng khai thác của tổ chức này đã tăng thêm 393.000 thùng/ngày, chủ yếu là 2 nước Nigeria và Libya tăng cường khai thác.
Mức độ tuân thủ thỏa thuận cắt giảm của tổ chức này tháng trước đã giảm xuống còn 78% từ mức 95% hồi tháng 5.
Dự báo giá WTI tuần sau sẽ dao động trong phạm vi 45-47 USD/thùng.
Bản tin sáng 14/7/17
Giá dầu thô tiếp tục tăng hôm thứ Năm sau khi một số dấu hiệu cho thấy nhu cầu dầu thô mạnh hơn làm cân bằng mức tăng sản lượng khai thác của OPEC.
Giá dầu thô nhẹ WTI tăng 59 cent tương đương 1,3% đạt 46,08 USD/thùng. Giá dầu Brent cũng tăng 63 cent tương đương 1,3% lên mức 48,37 USD/thùng.
Trong báo cáo hàng tháng ra thứ Năm (13/7), Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đưa ra nhận định tích cực về nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu và nâng dự báo cho năm nay.
Số liệu của IEA cho thấy sản lượng dầu trên toàn cầu trong tháng Sáu tăng 720.000 thùng/ngày lên mức 97,46 triệu thùng, do cả các nước thành viên và phi thành viên OPEC tăng khai thác. Sản lượng dầu của OPEC tăng thêm 340.000 thùng/ngày khi Saudi Arabia và hai nước Nigeria và Libya đẩy mạnh hút dầu.
Một số dấu hiệu cho thấy nhu cầu dầu thô đang tăng, đặc biệt là tại Mỹ và Trung Quốc - hai quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.
Trung Quốc nhập khẩu 8,55 triệu thùng dầu/ngày trong vòng 6 tháng đầu năm, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2016, thậm chí vượt qua cả Mỹ trở thành quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) trụ sở Paris đưa ra triển vọng nhu cầu dầu thô trên thế giới tiếp tục tăng mạnh với lượng tiêu thụ ở Đức và Mỹ trong những tháng gần đây cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, trữ lượng dầu thô ở các nước công nghiệp vẫn giữ ở mức cao mặc dù đã giảm nhẹ hồi tháng 5. Trữ lượng dầu thô của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vẫn giữ ở mức 266 triệu thùng, trên mức trung bình 5 năm, IEA cho biết.
Tổ chức này đồng thời cũng cảnh báo thị trường có thể sẽ phải hứng chịu việc thừa sản lượng kéo dài hơn so với kỳ vọng của các nhà đầu tư do sản lượng tăng và lượng cắt giảm sản lượng khai thác của một số quốc gia OPEC vẫn còn hạn chế.
OPEC cho biết sản lượng khai thác của tổ chức này đã tăng thêm 393.000 thùng/ngày, chủ yếu là 2 nước Nigeria và Libya tăng cường khai thác.
Mức độ tuân thủ thỏa thuận cắt giảm của tổ chức này tháng trước đã giảm xuống còn 78% từ mức 95% hồi tháng 5.
Dự báo giá WTI tuần sau sẽ dao động trong phạm vi 45-47 USD/thùng.